VTP: Báo cáo KQKD: Lợi nhuận thấp hơn kỳ vòng do chi phí giao hàng và quản lý cao
• Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) công bố kết quả năm 2021, trong đó doanh thu tăng 24% so với cùng kỳ (YoY) trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 23% YoY. Kết quả lợi nhuận yếu là do các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt của Việt Nam làm tăng tỷ lệ giao hàng không thành công, chi phí và thời gian giao hàng cũng như chi phí quản lý cao hơn. Theo VTP, sự gián đoạn COVID-19 đạt đỉnh điểm vào quý 3 năm 2021 trước khi giảm dần vào quý 4 năm 2021.
• Doanh thu năm 2021 và LNST sau lợi ích CĐTS hoàn thành 101% và 91% dự báo tương ứng của chúng tôi. LNST quý 4 năm 2021 (-35% YoY và +57% QoQ) thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi chủ yếu là do (1) biên LNG dịch vụ thấp hơn và (2) chi phí quản lý tăng 56% YoY lên 98 tỷ đồng, trong đó chi phí nhân viên chiếm hơn 70%. Chúng tôi đang chờ ban lãnh đạo làm rõ các chi phí quản lý tăng cao này mang tính cấu trúc hay diễn ra một lần.
• Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ - trong đó dịch vụ giao hàng chiếm 85%-90% (theo VTP) - tăng 16% YoY và 50% QoQ trong quý 4 2021 khi sản lượng giao hàng của VTP phục hồi sau khi Việt Nam nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội vào đầu quý 4/2021. Trong cả năm 2021, doanh thu dịch vụ tăng 8% YoY, tăng nhanh hơn so với ngành bưu chính Việt Nam, với doanh thu tăng 2% YoY, theo Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo quan điểm của chúng tôi, sự vượt trội của VTP so với ngành được củng cố một phần bởi việc phòng ngừa COVID-19 hiệu quả hơn giúp hoạt động kinh doanh ổn định hơn so với các đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là trong quý 3 năm 2021.
• Trong quý 4 năm 2021, biên LNG dịch vụ đã phục hồi 1,3 ppts so với quý trước (QoQ )nhưng giảm 1,9 ppts YoY còn 5,6%. Theo ban lãnh đạo, các gián đoạn COVID-19 đối với chi phí giao hàng của VTP vẫn duy trì trong quý 4 năm 2021 mặc dù đã hạ nhiệt QoQ.
• Doanh thu 2021 cũng được thúc đẩy thêm bởi doanh thu mảng thương mại có biên lợi nhuận thấp thấp, chủ yếu bao gồm thẻ điện thoại và hàng tạp hóa – mảng sau được thúc đẩy bởi sàn thương mại điện tử Voso của VTP. Theo VTP, tổng giá trị giao dịch của Voso đã tăng vọt trong năm 2021 nhờ nhu cầu hàng hóa thiết yếu tăng cao ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi COVID19 - đặc biệt là trong quý 3 năm 2021.
Nguồn: VCSC