VPB: Phát hành cổ phiếu tạo động lực tăng trưởng
• Chỉ số DAX của Đức đã hồi phục sau 6 phiên giảm điểm liên tiếp do tác động từ dịch bệnh bùng phát trở lại tại khu vực châu Âu, cùng với đó là nhận định ECB về khả năng sớm tăng lãi suất do áp lực lạm phát.
• Đồ thị giá của chỉ số DAX đã giảm dưới đường trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số này đang bước vào giai đoạn tích lũy cho thấy chỉ số này có thể sẽ biến động hẹp ở những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của các chỉ số chứng khoán tại khu vực châu Âu đang duy trì ở mức GIẢM.
• Q3/2021, VPB ghi nhận KQKD kém tích cực với LNST đạt 2,161 tỷ đồng, giảm -4% YoY với thu nhập hoạt động chỉ tăng +4% YoY và chi phí hoạt động -12% YoY, chi phí dự phòng tăng mạnh +29% YoY là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm. Trong kỳ, VPB ghi nhận tăng trưởng tín dụng đạt +8.1% YTD (tín dụng của Ngân hàng mẹ tăng trưởng +11.6% YTD trong khi FEC giảm -10.6% YTD) với động lực chính là cho vay khách hàng cá nhân và DNVVN. Huy động tiền gửi khách hàng tăng +2.5% YTD, trong khi huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng mạnh +73% YTD nhờ thanh khoản dồi dào và chi phí vay thấp. Tỷ lệ NIM của Q3/2021 giảm mạnh so với quý trước xuống còn 7.05%. Thu nhập ngoài lãi ghi nhận mức tăng trưởng +67% YoY nhờ lãi từ kinh doanh trái phiếu đạt 761 tỷ đồng (+186% YoY) và thu nhập khác tăng +122% YoY. Chi phí hoạt động của Q3/2021 giảm -12% YoY, hệ số CIR giảm xuống mức 23.7% so với mức 29.2% của năm 2020, VPB vẫn là một trong những ngân hàng có hệ số CIR thấp nhất. Chất lượng tài sản tại Ngân hàng mẹ lẫn FEC đều giảm so với quý trước, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng lên mức 4% so với mức 3.41% ở thời điểm đầu năm và hệ số LLR tăng lên mức 48.9% từ 45.3% tại thời điểm cuối năm 2020, và ở mức thấp so với các ngân hàng khác.
• Cho năm 2021, Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16.6%, huy động tăng +19.2%, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3% và LNTT đạt 16.6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng +28% YoY. VPB sẽ phát hành 15 triệu cổ phần ESOP lấy từ 75.2 triệu cổ phiếu quỹ, bên cạnh đó VPB cũng công bố kế hoạch phát hành tối đa 15% cổ phần cho NĐT chiến lược.
• Ngân hàng đã công bố việc thoái một nửa sở hữu tại FE Credit, theo đó VPB sẽ bán 49% cổ phần cho SMFG và 1% cho VCSC, dự kiến thu về 32 nghìn tỷ đồng (tương ứng với việc định giá FE Credit tại P/B 2020 là 4.2x). VPB sẽ không ghi nhận lợi nhuận từ việc bán FE Credit mà chỉ ghi tăng lợi nhuận giữ lại trên BCTC do Ngân hàng vẫn hợp nhất với BCTC của FE Credit.
• Chúng tôi đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của VPB trong năm nay với dự phóng LNTT tăng trưởng +31.5% YoY, đạt 17.1 nghìn tỷ đồng nhờ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, ước đạt +17% YoY với NIM không biến động nhiều so với năm 2020. Trong khi đó, việc thoái vốn tại FEC và phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược sẽ bổ sung nguồn vốn đáng kể cho VPB, giúp hệ số CAR ở những năm tới ở mức cao và đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao.
• Ở mức giá hiện tại, VPB đang được giao dịch tại P/B dự phóng năm 2021 là 1.6x. Mức Stock Rating của VPB ở mức 78 điểm cho nên chúng tôi duy trì đánh giá TRUNG TÍNH mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu VPB cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 20.21% nếu Stock Rating trên 80 điểm.
• Mức Stock Rating của PDR ở mức 81 điểm cho nên chúng tôi nâng đánh giá lên mức TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này
• Đồ thị giá của PDR đóng cửa tăng 4.2% và đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 phiên với KLGD tăng mạnh so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá tiến sát mức kháng cự ngắn hạn 94.71 và nếu đồ thị giá vượt được mức kháng cự ngắn hạn này thì xu hướng tăng ngắn hạn sẽ được xác nhận.
• Chúng tôi khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục QUAN SÁT cổ phiếu PDR.
Nguồn: FSC