VIB: Cập nhật Đại Hội Đồng Cổ Đông năm 2022: Chuyển đổi số - động lực tăng trưởng giai đoạn mớ

VIB: Cập nhật Đại Hội Đồng Cổ Đông năm 2022: Chuyển đổi số - động lực tăng trưởng giai đoạn mớ

Lượt xem: 130
  •  

Nội dung chính:

Kế hoạch kinh doanh năm 2022. VIB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 31.1%YoY lên 10,500 tỷ đồng. Tổng tài sản, dư nợ tín dụng và huy động vốn tăng 30%YoY lên lần lượt là 402.5 ngàn tỷ đồng, 265.6 ngàn tỷ đồng, và 280.6 ngàn tỷ đồng.

Định hướng chiến lược giai đoạn 2022-2026. VIB đặt mục tiêu giai đoạn 2022-2026: (1) 10 triệu khách hàng; (2) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kép đạt 30%/năm; (3) Vốn hóa thị trường đạt trên 14 tỷ USD. Các mục tiêu tăng trưởng này dựa trên cơ sở kỳ vọng phục hồi của nền kinh tế, dư địa tăng trưởng lớn của mảng bán lẻ, quá trình chuyển đổi sang mô hình bán lẻ hiện đại.

Ngân hàng cho biết mục tiêu 10 triệu khách hàng là khả thi nhờ (1) Mảng ngân hàng bán lẻ có nhiều khả năng phát triển hơn khách hàng doanh nghiệp; (2) Các sản phẩm như cho vay, huy động tiền gửi, bảo hiểm là chủ đạo để phát triển cơ sở khách hàng; (3) Phát triển kênh bán hàng truyền thống và kênh ngân hàng số, kết hợp với cơ sở khách hàng của đối tác; (4) Các chiến lược marketing và đội ngũ nhân viên bán hàng được đào tạo và tạo động lực về lương thưởng.

Đầu tư mạnh mẽ vào ngân hàng số. Áp dụng Big Data, AI và machine learning để tạo ra các sản phẩm mang tính cá nhân hóa. VIB đầu tư hệ thống nền tảng số MyVIB 2.0, nâng cấp website trở thành chợ điện tử hàng đầu. MyVIB 2.0 với nhiều tính năng mới định hướng trở thành kênh bán hàng chủ lực cho các sản phẩm cốt lõi như tiền gửi, thẻ, bảo hiểm, giao dịch thanh toán trong giai đoạn tiếp theo. Hơn nữa, tự động hóa và chuyển dịch từ điện toán vật lý sang điện toán đám mây cũng được chú trọng. VIB kỳ vọng nửa đầu năm 2022 sẽ cho ra mắt công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR).

Kế hoạch tăng vốn lên 21,076 tỷ đồng. VIB dự kiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 35% và phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên với tỷ lệ 0.7% từ nguồn Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tổng số vốn tăng thêm là 5,545 tỷ đồng được dùng để (1) Cấp tín dụng và đảm bảo hệ số an toàn vốn; (2) Đầu tư tài sản thanh khoản; (3) Đầu tư công nghệ và quản trị rủi ro; (4) Đầu tư mở rộng chi nhánh.

Định giá & khuyến nghị:

Năm 2022, nền kinh tế phục hồi sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng tư nhân.

Nhờ áp dụng chuyển đổi số mà VIB có thể phát triển các sản phẩm thẻ nhanh chóng, nắm bắt xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày một gia tăng và phục hồi tiêu dùng sau đại dịch. Hơn nữa, năm 2022, dù NHNN chủ trương siết chặt tín dụng đầu cơ bất động sản, nhưng khuyến khích tín dụng bất động sản phục vụ đời sống. Do đó, chúng tôi dự phóng tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 của VIB đạt 29.3%YoY. Dưới áp lực tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay giảm, chúng tôi ước tính NIM của VIB sẽ thu hẹp 8 bps còn 4.34%. Kết thúc năm 2021, VIB có 1.1 ngàn tỷ đồng nợ tái cơ cấu, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 68.6%YoY lên 1,598 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính thận trọng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2022 của VIB sẽ tăng 45.2%YoY lên 2,320 tỷ đồng.

Năm 2022, chúng tôi kỳ vọng quá trình chuyển đổi số (thông qua MyVIB 2.0, MyVIB iSME, và VIB Ver3e, v.v) trong các năm qua sẽ tiếp tục mang lại lợi ích mạnh mẽ cho VIB thông qua việc mở rộng thị phần cho vay bán lẻ, gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, giảm chi phí hoạt động và chi phí sử dụng vốn. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi nâng giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu VIB là 54,200VNĐ/CP.

Khuyến nghị: Mua đối với cổ phiếu VIB.

Rủi ro: (1) Nền kinh tế phục hồi chậm hơn kỳ vọng; (2) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất trong ngành, và việc gia tăng mạnh nợ cần chú ý, sẽ tạo sức ép lên lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2022; (3) Rủi ro lạm phát cao ảnh hưởng đến cho vay bán lẻ.

Nguồn: PHS 

×
tvi logo