VHC: Chờ đón triển vọng tươi sáng trong năm 2022

VHC: Chờ đón triển vọng tươi sáng trong năm 2022

Lượt xem: 192
  •  

• • DT thuần/LN ròng Q4/21 của VHC tăng 38,5%/171,1% svck.

• • Chúng tôi tự tin về triển vọng năm 2022/23 của VHC với DT thuần/LN tăng lần lượt 25,8%/6,5% svck và 27,4%/5,6 svck nhờ nhu cầu phục hồi và giá bán trung bình cao ở các thị trường xuất khẩu chính.

• • Duy trì khuyến nghị Trung lập với giá mục tiêu cao hơn 80.600 đồng/cp sau khi điều chỉnh tăng 7,6%/6,6% dự phóng EPS năm 2022/23.

Kết quả kinh doanh Q4/21 ấn tượng nhờ nhu cầu từ thị trường Mỹ

Doanh thu (DT) thuần Q4/21 của VHC tăng 38,5% svck lên 2.693 tỷ đồng nhờ sản lượng cá tra nhích nhẹ 1,2% svck và giá bán cá tra bình quân tăng 35,9% svck, theo ước tính của chúng tôi. Thị trường Mỹ là thị trường chủ chốt với DT xuất khẩu tăng 91,2% svck. Ngoài ra, biên lợi nhuận (LN) gộp Q4/21 tăng 11,4 điểm % svck lên 23,7% nhờ giá bán cao và tồn kho cá nguyên liệu giá thấp. LN ròng Q4/21 tăng 171% svck lên 454,7 tỷ đồng, cao hơn mức tăng 46% svck trong Q3/21. Cả năm 2021, DT thuần/LN ròng của VHC tăng 28,7%/53,2% svck lên 9.054 tỷ đồng/1.101 tỷ đồng, hoàn thành 101%/116% dự phóng cả năm.

Chúng tôi tự tin về triển vọng năm 2022-23 của VHC vì…

… (1) nhu cầu của thị trường Mỹ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy DT xuất khẩu tăng 23,9% svck, (2) thị trường Trung Quốc và EU dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại sau kết quả khiêm tốn năm 2021, (3) mảng Collagen & Gelatin (C&G) phục hồi từ mức thấp năm 2021 do nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng; và (4) giá bán có khả năng đạt mức 3,45 USD/kg trong năm 2022 do nguồn cung cá nguyên liệu thắt chặt đến 6 tháng cuối năm do diện tích nuôi cá tra Việt Nam đã giảm đáng kể từ Q3/21 trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Với khả năng tự cung được 70% nguyên liệu đầu vào, VHC sẽ được hưởng lợi từ giá bán tăng mà không gặp vấn đề về nguồn cung.

Thay đổi dự phóng năm 2022/23

Chúng tôi tăng dự phóng DT cá tra năm 2022/23 lên 3,8%/0,8% và DT các sản phẩm khác tăng 20,8%/6,7% do kỳ vọng nhu cầu và giá bán phục hồi mạnh mẽ tại các thị trường xuất khẩu. Chúng tôi hạ dự phóng DT của mảng C&G trong năm 2022/23 xuống 16,9%/4,3% do nhu cầu phục hồi chậm hơn dự kiến. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng DT và LN ròng 2022 sẽ tăng lần lượt 25,8%/27,4% svck, sau đó giảm tốc xuống 6,5%/5,6% svck trong năm 2023.

Triển vọng đã phần nào được phản ánh vào giá

Chúng tôi nâng giá mục tiêu lên 80.600 đồng/cp do 1) chúng tôi chuyển cơ sở định giá DCF sang 2022 và (2) chúng tôi điều chỉnh tăng EPS năm 2022/23 lên 7,6%/ 6,6%. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng giá thị trường của cổ phiếu hiện đang gần với giá trị hợp lý. Do đó, chúng tôi giữ khuyến nghị Trung lập. Tiềm năng tăng giá bao gồm giá bán và nhu cầu cao hơn dự kiến ở các thị trường xuất khẩu mục tiêu. Rủi ro giảm giá bao gồm giá cá nguyên liệu và chi phí vận chuyển cao hơn dự kiến.

CHỜ ĐÓN TRIỂN VỌNG TƯƠI SÁNG TRONG NĂM 2022

Kết quả kinh doanh Q4/21 vượt kỳ vọng của chúng tôi

Kết quả kinh doanh Q4/21 ấn tượng nhờ nhu cầu từ thị trường Mỹ

Vào T9/2021, tình trạng giãn xã hội do làn sóng Covid thứ 4 đã dần được nới lỏng trên khắp Việt Nam. Ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn và giải quyết các vấn đề do gián đoạn chuỗi cung ứng trong Q3/21 giúp ngành cá tra Việt Nam dần phục hồi. VHC cũng tận dụng việc này để khôi phục năng lực sản xuất trong quý 4/2021. DT thuần quý 4/2021 của VHC tăng 38,5% svck nhờ:

• DT xuất khẩu quý 4/2021 của VHC sang thị trường Mỹ tăng mạnh 91,2% svck, đạt 1.201 tỷ đồng nhờ sức tiêu thụ mạnh cho dịp lễ cuối năm và nhu cầu dồn nén sau đại dịch, cùng với nguồn cung toàn thị trường vẫn chưa phục hồi hoàn toàn do tác động tiêu cực đến các nhà xuất khẩu cá tra trong nước từ làn sóng Covid-19 nên VHC đã tập trung vào thị trường Mỹ.

• Thị trường EU có dấu hiệu cải thiện khi xuất khẩu quý 4/2021 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực 10,4% svck đạt 275 tỷ đồng (so với mức giảm 1% trong quý 3/2021).

• DT thị trường Trung Quốc giảm mạnh 16,2% svck xuống còn 419 tỷ đồng do Trung Quốc duy trì chính sách "zero Covid", thắt chặt kiểm tra truy tìm vi-rút SARS-CoV-2 trên sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu khiến sản lượng xuất khẩu sụt giảm .

Biên lợi nhuận gộp quý 4/2021 tăng đáng kể nhờ giá bán sản phẩm cá tra tăng cao

Biên LN gộp của VHC tăng từ 12,3% trong Q4/20 lên 23,7% trong Q4/21 nhờ 1) giá bán cá tra tăng mạnh (37,7% svck) trong Q4/21 và 2) hàng tồn kho giá thấp của VHC. Giá xuất khẩu tăng 37,7% svck trong quý 4/2021 do 1) nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường Mỹ và 2) thiếu hụt nguồn cung do diện tích nuôi bị thu hẹp trong Q3/21 và sản lượng thị trường vẫn chưa phục hồi hoàn toàn do tác động tiêu cực của các nhà xuất khẩu cá tra trong nước do Covid-19. Trong giai đoạn giãn cách vào quý 3/2021, nhiều nhà sản xuất cá tra gặp phải tình trạng thiếu lao động dẫn đến việc sản xuất và thu mua cá nguyên liệu từ nông dân bị trì hoãn. Với việc cá đến kỳ thu hoạch nhưng không được thu gom, người dân không kịp bắt đầu vụ cá mới khiến tổng diện tích nuôi bị thu hẹp trong quý 3/2021, khiến diện tích nuôi cá tra chỉ đạt 3.516 ha trong 9T21 (-25,7% svck). Diện tích nuôi sẽ cần khoảng 2-3 quý để phục hồi hoàn toàn, do đó tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự kiến sẽ duy trì cho đến hết Q2/22.

Biên LN gộp của VHC cao so với các công ty cùng ngành do công ty tận dụng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và tập trung vào thị trường Mỹ, nơi giá cá tra cao hơn nhiều so với các thị trường khác để tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi đó, một số công ty khác biên LN gộp thấp hơn VHC khi thị trường chính của họ - Trung Quốc & Hongkong bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và chưa phục hồi trong Q4/21.

Triển vọng năm 2022-23: Chúng tôi tự tin về triển vọng của VHC

Sản lượng xuất khẩu thị trường Trung Quốc và EU dự kiến sẽ hồi phục và doanh thu thị trường Mỹ có thể đạt mức tăng trưởng hai chữ số

Chúng tôi kỳ vọng doanh thu năm 2022/23 của VHC sẽ tăng trưởng 25,8%/ 6,5% svck nhờ:

• Doanh thu thị trường Trung Quốc tăng trưởng 37,5%/9,6% svck trong năm 2022/23. Theo Vasep, từ tháng 9/2021, nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc cho biết lượng cá tra dự trữ chuẩn bị cho kỳ nghỉ cuối năm và mùa hè năm 2022 đã xuống mức thấp nên họ cũng đang chờ Chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế sản phẩm thủy sản nhập khẩu để tăng lượng mua. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã dần thích nghi với các quy định nghiêm ngặt về kiểm soát dịch bệnh của Covid- 19 từ thị trường Trung Quốc. Do đó, chúng tôi kỳ vọng sản lượng xuất khẩu của VHC sang Trung Quốc có thể dần phục hồi từ mức thấp của năm 2021.

• Doanh thu thị trường EU tăng trưởng 13,1/5,2% svck trong năm 2022/23.

Chúng tôi cho rằng sản lượng và doanh thu xuất khẩu cá tra sang thị trường EU tiếp tục tăng nhờ 1) việc giảm thuế của hiệp định EVFTA và 2) người tiêu dùng EU đã cho thấy nhu cầu mạnh mẽ hơn sau đại dịch. Ngoài ra, trong năm 2022, các nhà máy của VHC đã hoạt động trở lại với công suất trước dịch nên VHC có thể sẽ quay trở lại phục vụ nhiều khách hàng hơn tại thị trường Châu Âu thay vì chỉ tập trung vào thị trường Mỹ trong như trong quý 4/2021.

• Doanh thu thị trường Mỹ tăng trưởng 25,9%/5,0% svck trong năm 2022/23. Chúng tôi cho rằng vẫn còn nhiều dư địa để VHC đạt được mức tăng trưởng doanh thu hai chữ số tại thị trường này vì kênh HORECA (Khách sạn/Nhà hàng/Quán cà phê) đang trở lại mức trước đại dịch. Tại thị trường Mỹ, VHC có khoảng 60% doanh thu đến từ các nhà phân phối tại nhà hàng và khách sạn, 40% còn lại đến từ kênh bán lẻ.

Giá bán cá tra dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2022 do nguồn cung bị thắt chặt

Theo Tổ chức Thị trường Thủy sản Toàn cầu (GSMC), sản lượng cá tra của Việt Nam, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, có thể giảm trong năm 2022. GSMC dự đoán sản lượng năm nay của Việt Nam có thể giảm 0,2 triệu tấn (-15,0% svck) so với năm 2021 xuống còn 1,3 triệu tấn.

Trong khi đó, sản lượng của 4 nước còn lại trong nhóm 5 nước sản xuất cá tra hàng đầu thế giới dự kiến sẽ tăng vào năm 2022. Cụ thể, sản lượng của Ấn Độ/Trung Quốc/Bangladesh/Indonesia có thể tăng 0,05 triệu tấn (+ 2,8% svck) . Do đó, sản lượng cá tra của Việt Nam sụt giảm trong năm 2022 có thể kéo sản lượng toàn cầu giảm 4,6% svck xuống 3,1 triệu tấn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sản lượng cá tra giảm có thể đến từ các nhà sản xuất cá tra vừa và nhỏ, những doanh nghiệp phải phụ thuộc 100% cá nguyên liệu vào điều kiện thị trường.

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu như VHC tự chủ được 70% nguồn cung cá nguyên liệu và có kế hoạch đối phó với nguồn cung cá nguyên liệu khan hiếm thậm chí sẽ được hưởng lợi từ sự thiếu hụt sản lượng này.

Chúng tôi kỳ vọng rằng nhu cầu đối với cá tra sẽ vẫn mạnh trong năm 2022, giữ cho giá bán bình quân ở mức cao. Giá bán bình quân của VHC dự kiến tăng 12,0% so với cùng kỳ lên 3,45 USD/kg trong năm 2022 trước khi giảm 6,5% svck xuống 3,2 USD/kg trong năm 2023, theo dự phóng của chúng tôi.

Chúng tôi kỳ vọng biên LN gộp của mảng sản phẩm cá tra sẽ giảm từ 22,9% trong năm 2021 xuống còn 19,1% trong năm 2022 và 16,9% trong năm 2023 do áp lực giảm giá bán kể từ 2H22 khi nguồn cung thị trường hồi phục.

Thay đổi dự phóng năm 2022/23

Chúng tôi điều chỉnh tăng dự phóng LN ròng cho năm 2022/23 lên 5,5%/4,4% do:

• Chúng tôi tăng DT thuần lên 9,1%/2,5% trong năm 2022/23 so với báo cáo trước đó sau khi tăng giá bán cá tra lên 5,0%/4,4%.

• Chúng tôi điều chỉnh giảm 16,9%/4,3% dự phóng DT mảng C&G do nhu cầu sản phẩm bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn chúng tôi dự kiến trong năm 2021 và mảng này sẽ cần thêm thời gian để phục hồi về mức sản lượng mà chúng tôi đã ước tính trước đó.

• Chúng tôi tăng biên LN gộp lên 1,1 điểm %/1,6 điểm % điểm trong năm 2022/23 so với báo cáo trước do giá bán cao hơn so với dự phóng trước của chúng tôi.

• Chúng tôi điều chỉnh chi phí bán hàng & quản lý trong năm 2022/23 lên 27,7%/7,9% để phản ánh chi phí vận chuyển cao hơn dự kiến.

Nguồn: VNDS 

×
tvi logo