VCB tiếp tục duy trì ổn định trước khi tăng vốn trong năm 2022
• Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 4,0% lên 105.200 đồng/CP và duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB).
• Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi là do định giá cao hơn theo phương pháp P/B mục tiêu khi chúng tôi cập nhật giá trị sổ sách đến cuối năm 2022 mặc dù đã giảm P/B mục tiêu từ 3,03 lần xuống 2,95 lần. Định giá thu nhập thặng dư của chúng tôi giảm 4,4% so với Báo cáo cập nhật cuối cùng của chúng tôi.
• Chúng tôi điều chỉnh giảm LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng năm 2021 xuống 0,6% so với báo cáo trước đó do (1) chi phí dự phòng tăng 15,9% và (2) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 2,7%, được bù đắp một phần bởi (1) mức tăng 3,6% trong thu nhập từ lãi (NII) và (2) mức tăng 3,4% trong thu nhập ngoài lãi (NOII).
• Chúng tôi điều chỉnh giảm tổng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2022-2025 7,9%, đến từ mức tăng tổng cộng 15% trong dự báo trích lập dự phòng và mức giảm 3,6% tổng dự báo NII của chúng tôi.
• Chúng tôi duy trì giả định về đợt phát hành dự kiến 307,6 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ/công khai sẽ diễn ra vào năm 2022 với giá 95.000 đồng/cổ phiếu.
• ROE và ROA năm 2021 của chúng tôi đạt lần lượt là 20,7% và 1,52% so với trung bình của các ngân hàng khác là 20,8% và 2,06%. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng VCB đã có định giá khá phù hợp với P/B năm 2021 là 3,25 lần.
• Rủi ro chính: (1) Việc huy động vốn không đạt được hiệu quả như mong đợi; (2) rủi ro tiền gửi USD giảm, chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn, vốn không trả lãi và được cho là lượng CASA ít ổn định hơn CASA bán lẻ.
Mặc dù gói hỗ trợ lãi suất cho vay năm 2021 đã gia tăng so với con số được báo cáo trong Báo cáo cập nhật gần nhất của chúng tôi, nhưng dự báo NIM năm 2021 của chúng tôi tăng 10 điểm cơ bản lên 3,13%. VCB đã điều chỉnh tăng kế hoạch sử dụng lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng trong năm 2021 từ 6,1 nghìn tỷ đồng được đưa ra trong quý 2/2021 lên 7,4 nghìn tỷ đồng vào quý 3/2021, có thể so sánh với mức 3,3 nghìn tỷ đồng đã thực hiện vào năm 2020; do đó, các biện pháp hỗ trợ khách hàng năm nay đã cao hơn đáng kể so với năm 2020. Tuy nhiên, lợi suất IEA trong 9 tháng năm 2021 không giảm nhanh như chúng tôi dự báo trước đây, một phần là do một số khoản lợi nhuận sử dụng để hỗ trợ được ghi nhận dưới dạng phí chứ không phải từ thu nhập lãi.
VCB đã tối ưu hóa hệ số LDR (cho vay/huy động) và tỷ lệ CIR (chi phí/thu nhập) trong 9 tháng năm 2021 để giảm bớt tác động của các gói cho vay ưu đãi hỗ trợ khách hàng vay vào năm 2021. Chúng tôi tin rằng VCB đã thực hiện tốt trong việc giảm thiểu áp lực giảm của doanh thu bằng cách tối ưu hóa các chỉ số có thể kiểm soát được như LDR và CIR. Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ LDR theo quy định trong quý 3/2021 ở mức 78,2% so với 74,8% vào cuối năm 2020. Ngoài ra, hệ số CIR giảm 1,7 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái trong 9 tháng đầu năm 2021, đạt 34,7%.
Chúng tôi cho rằng các gói hỗ trợ khách hàng sẽ dần nới lỏng trong năm 2022 và kỳ vọng NIM phục hồi về mức 3,27% vào năm 2022.
Mặc dù các trở ngại về vốn tại VCB ít chịu áp lực hơn so với CTG và BID, nhưng chúng tôi cho rằng sẽ có rất ít tác động lên giá cổ phiếu cho đến khi VCB thực hiện đợt tăng vốn cấp 1 vào cuối năm 2022 theo kỳ vọng của chúng tôi. Các ngân hàng TMCP tư nhân có bộ đệm vốn tốt hơn như TCB đã thâm nhập mạnh mẽ vào vị thế cạnh tranh khi LNST sau lợi ích CĐTS 9 tháng 2021 của ngân hàng này chỉ thấp hơn 13% so với VCB. Việc tăng vốn cấp 1 của VCB sẽ cho phép VCB bắt kịp nhịp độ tăng trưởng tín dụng và bảo vệ vị thế là ngân hàng có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam tính theo cơ sở tuyệt đối.
Nguồn: VCSC