TCB: Kết quả kinh doanh dẫn đầu ngành

TCB: Kết quả kinh doanh dẫn đầu ngành

Lượt xem: 212
  •  

▪ LN ròng Q3/21 tăng 40% svck nhờ tín dụng tăng mạnh hơn, chi phí giảm.

▪ Chúng tôi nâng dự báo EPS lên 9-12% cho năm 2021-23 do tín dụng và NIM tăng cao hơn, hệ số CIR thấp hơn và chi phí tín dụng cao hơn

▪ Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu tăng lên là 64.100đ/cp Q3/21: Tín dụng tiếp tục tăng mặc dù giãn cách xã hội trên toàn quốc

Tín dụng

Q3/21 tăng 33% svck nhưng chỉ tăng 3,9% sv quý trước, thấp hơn mức tăng 6,2%/6% sv quý trước trong Q1-Q2/21. Cùng với biên lãi suất (NIM) không đổi svck là 5,6%, TN lãi thuần (NII) tăng 31% svck. Tuy nhiên, so với Q2/21, NIM dự báo cả năm trong Q3/21 giảm 32 điểm cơ bản (đcb), chủ yếu do lợi suất tài sản giảm 26 đcb do TCB giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch trong Q3/21. Trong khi đó, TN ngoài lãi (Non-II) giảm 13,3% svck do TN khác giảm 81,2% svck. Về mặt chi phí, tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) giảm xuống 29,9% trong

Q3/21 từ 33,2% trong Q3/20; trong khi chi phí dự phòng giảm 43% svck. Do đó, LN ròng tăng 40% svck trong Q3/21, thấp hơn mức tăng 67,2% svck trong Q2/21.

9T21: Thu nhập tăng mạnh mẽ, tỷ lệ CIR và trích lập dự phòng giảm

Tín dụng của TCB tăng lên 17% trong 9T21 từ 12,6% trong 6T21 và gần gấp đôi tỷ lệ 9,2% trong 9T20, nhờ dư nợ vay tăng 15,7% và trái phiếu doanh nghiệp tăng 25,1%. NIM dự báo cả năm trong 9T21 tăng 89 đcb svck lên 5,7% do chi phí vốn giảm 118 đcb svck nhờ tỷ lệ CASA tăng lên 49% cuối Q3/21 trong khi lợi suất tài sản chỉ giảm 12đcb svck, được hỗ trợ nhờ mở rộng cho vay bán lẻ vững chắc (+24,3% sv đầu năm). Do đó, NII tăng 46,3% svck trong 9T21. NonII tăng 24,7% svck nhờ TN phí thuần (NFI) tăng 37,2% svck. Hệ số CIR giảm xuống 28,9% trong 9T21 từ 32,8% trong 9T20 do cải thiện hiệu quả hoạt động; và chi phí dự phòng giảm 9,2% svck do chất lượng tài sản vững chắc của ngân hàng. Nhờ vậy, LN ròng tăng 60,6% svck trong 9T20, gấp 3,2 lần tốc độ tăng trong 9T20, hoàn thành 85,5% dự báo cả năm của chúng tôi

Chất lượng tài sàn duy trì vững chắc

Tại cuối Q3/21, tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng lên 0,57% từ mức 0,36% vào cuối Q2/21, trong khi dự phòng bao nợ xấu (LLR) giảm xuống còn 184,4% từ mức 258,9% vào cuối Q2/21. Trong khi đó, nợ tái cơ cấu tăng lên 2,8 triệu tỷ đồng (0,9% dư nợ vay cuối Q3/21) từ 2,7 triệu tỷ đồng vào cuối Q2/21.

Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 64.100đ/cp

Chúng tôi nâng EPS giai đoạn 2021-23 lên 9-12% do tăng trưởng tín dụng và mở rộng NIM cao hơn kỳ vọng trước đó; CIR thấp hơn kỳ vọng trước đó; và chi phí tín dụng cao hơn. Do đó, giá mục tiêu mới của chúng tôi tăng lên 64.100 đồng/cp từ 57.100 đồng/cp trước đó, theo định giá thu nhập thặng dư (Chi phí vốn: 12,7%, tăng trưởng dài hạn: 4%) và P/B 2,2 lần trung bình giá trị sổ sách FY21-22, tỷ trọng bằng nhau. Chúng tôi chuyển sang trung bình giá trị sổ sách FY21-22 từ giá trị sổ sách 2021 trước đó. Tiềm năng tăng giá là tăng trưởng tín dụng và NIM cao hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá là nợ xấu cao hơn dự báo.

KẾT QUẢ KINH DOANH DẪN ĐẦU NGÀNH

Tín dụng và NIM tăng mạnh mẽ trong 9T21, dẫn đầu toàn ngành

Tín dụng Q3/21 tăng 3,9% sv quý trước trong bối cảnh cả nước áp dụng giãn cách xã hội, nhờ mảng cho vay bán lẻ tăng 7% sv quý trước và trái phiếu doanh nghiệp tăng 12,4% sv quý trước. Vào cuối Q3/21, mảng cho vay bán lẻ đã tăng tỷ trọng trong danh mục tín dụng của TCB lên 36% từ mức 34% vào cuối năm 2020, trong đó cho vay mua nhà tiếp tục chiếm 79% danh mục cho vay bán lẻ. Kể từ Q3/21, TCB đã đưa ra các gói cho vay kích cầu dành cho khách hàng của Masterise Homes. Chúng tôi tin rằng các chương trình khuyến mãi của Techcombank cũng như sự gia tăng nguồn cung các dự án nhà ở đã giúp đẩy nhanh hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Nhìn chung, trong 9T21 tín dụng của TCB đã tăng 17% sv đầu năm, tiếp tục dẫn đầu ngành trong việc mở rộng hoạt động cho vay, được hỗ trợ bởi sự gia tăng về mọi mặt. Cụ thể, cho vay bán lẻ tăng 24,3%, trái phiếu doanh nghiệp tăng 25,1%, trong khi cho vay doanh nghiệp lớn (WB) tăng 9,9% và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tăng 10%. Chi phí vốn thấp nhất ngành cho phép TCB đưa ra những mức lãi suất cho vay cạnh tranh dành cho khách hàng, đồng thời sự hợp tác hiệu quả với các tập đoàn lớn như Masan Group, Vingroup hoặc CTCP Đầu tư Thảo Điền đã giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của TCB thông qua việc phục vụ các công ty này và hệ sinh thái của họ.

Trong khi đó, NIM dự báo cả năm trong 9T21 đạt 5,7%, tăng 86 điểm cơ bản so với NIM năm 2020, nhờ lợi suất tài sản tăng 12 điểm cơ bản và chi phí vốn giảm 88 điểm cơ bản, giúp TCB duy trì trong nhóm 2 ngân hàng có NIM cao nhất ngành trong 9T21.

• Về lợi suất tài sản: Lợi suất tài sản dự báo cả năm trong 9T21 đạt 7,7%, tăng 12 điểm cơ bản so với mức lợi suất tài sản năm 2020 và đi ngược lại với xu hướng lợi suất tài sản giảm do chính sách tiền tệ nới lỏng diễn ra ở hầu hết các ngân hàng, nhờ tỷ lệ tín dụng trong tổng tài sản sinh lãi được cải thiện.

• Về chi phí vốn: chi phí vốn dự báo cả năm trong 9T21 đạt 2,2%, giảm 88 điểm cơ bản so với mức chi phí vốn năm 2020 và là mức thấp nhất trên thị trường, nhờ tỷ lệ CASA tăng mạnh lên 49% vào cuối Q3/21 từ 46,1% vào cuối năm 2020.

Nguồn: VNDS

×
tvi logo