TCB: Giữ vững tăng trưởng giữa đại dịch
GIỮ VỮNG TĂNG TRƯỞNG GIỮA ĐẠI DỊCH
Tín dụng và huy động tích cực sau 9T. Hoạt động cho vay trong Quý 3 bị chững lại trong cả nhóm doanh nghiệp cá nhân và SME do giãn cách xã hội. Tuy vậy, tăng trưởng dư nợ cho vay và huy động sau 9T lần lượt ở mức 15.7% và 24.9% so với đầu năm trong khi cùng kỳ gần như không tăng.
Các chỉ số an toàn tài chính vẫn được kiểm soát tốt. Tỷ lệ LDR giảm về mức 72.6% trong Q3 nhờ tăng trưởng huy động vốn nhanh hơn cho vay. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng quay trở lại mức an toàn 32.6% trong Q3 sau khi vượt mức quy định 37% trong Q2. Nợ xấu tăng lên mức 0.57% nhưng vẫn thuộc nhóm có nợ xấu thấp nhất ngành.
NIM cuối Q3 vẫn tăng 72 điểm cơ bản so với đầu năm, đạt 5.72% nhờ tỷ lệ CASA cao làm giảm mạnh chi phí vốn. Ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần Q3 đạt 6,742 tỷ đồng, tăng 30.9% so với cùng kỳ. TCBS tiếp tục đem lại nguồn thu ngoài lãi ổn định nhờ vị thế cạnh tranh cao trong môi giới chứng khoán, IB và bảo lãnh phát hành trái phiếu.
CIR tiếp tục giảm xuống chỉ còn 29.8%. Chi phí dự phòng duy trì mức thấp trong Q3, chỉ khoảng 589 tỷ đồng. TCB nhờ đó vẫn ghi nhận LNTT Q3 chỉ đạt 5,562 tỷ đồng (+5.3%yoy). Lũy kế 9T LNTT là 17 nghìn tỷ đồng, tăng 58.9%yoy.
Sử dụng phương pháp so sánh P/B, chúng tôi xác định mức giá hợp lý của cổ phiếu TCB là 62.000 VNĐ/CP, cao hơn 23.2% so với giá đóng cửa tại ngày 09/12/2021.
Khuyến nghị: MUA
I. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm vẫn được đảm bảo.
Hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn ghi nhận những tín hiệu khả quan bất chấp các biện pháp giãn cách xã hội và diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Dư nợ cho vay cuối Q3 đạt khoảng 321 nghìn tỷ đồng, tăng 15.7% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ nhóm khách hàng cá nhân ghi nhận sự tích cực nhất với mức tăng 24.1% tính từ đầu năm; nhóm SME và doanh nghiệp lớn tăng chậm hơn, chỉ khoảng 13.3% so với đầu năm (6T tăng 11%ytd).
TCB được NHNN giao room tín dụng khoảng 17.1% cho cả năm 2021, chúng tôi cho rằng ngân hàng có thể hoàn thành kế hoạch đã được giao khi Q4 được kỳ vọng là giai đoạn hồi phục của nền kinh tế và cũng là quý cao điểm về vay mua nhà ở.
Huy động vốn tính đến cuối Q3 đạt 440.727 tỷ đồng, tăng mạnh 24.9%ytd trong đó tiền gửi từ khách hàng tăng 14% so với đầu năm; ngân hàng cũng đẩy mạnh nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng khi lãi suất từ kênh huy động đang ở mức thấp, TCB cũng đã huy động khoảng 6.100 tỷ trái phiếu sau 9T.
Tỷ lệ CASA tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới 49,0% tại thời điểm 30 tháng 09 năm 2021 do Techcombank đẩy mạnh các gói sản phẩm dịch vụ tiền gửi và giao dịch. CASA lên mức 49% tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng doanh nghiệp và có tính mùa vụ và rủi ro cao hơn do đó ngân hàng dự kiến đưa về mức 46% trong giai đoạn tiếp theo. 2. Các chỉ số an toàn tài chính vẫn được kiểm soát tốt. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao hơn cho vay làm giảm tỷ lệ LDR thuần xuống chỉ còn 72.1% vào cuối Q3.
Tỷ lệ này không quá lo ngại do quy định của NHNN ở mức 85% trong khi TCB luôn duy trì ở mức dưới 80%.
Tăng cường phát triển nguồn vốn không kỳ hạn đã khiến cho tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tăng cao lên mức 39.1% trong khi quy định trần tỷ lệ này từ 1/10/2021 là 37% dấy lên mối lo ngại về thanh khoản của ngân hàng và tiềm năng duy trì nguồn vốn giá rẻ vốn là một lợi thế của TCB. Tuy nhiên, đến cuối Q3 tỷ lệ này đã được ngân hàng đưa về mức 32.6% - mức tương đối an toàn.
Ngân hàng cũng duy trì vị thế vốn hàng đầu Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối quý theo Basel II đạt 15,2%, cao hơn yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II và cung cấp bộ đệm cần thiết cho tăng trưởng tín dụng trong tương lai.
Tại thời điểm 30 tháng 09 năm 2021, tỷ lệ nợ xấu đạt mức 0,57%, tăng nhẹ so với mức 0,36% cuối quý 2. TCB là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành nhờ tập khách hàng xung quanh các doanh nghiệp lõi cùng tỷ lệ nợ vay có tài sản đảm bảo trên 90%. Việc TSĐB chủ yếu nhà thổ cư nên khả năng thu hồi cao hơn khi nợ xấu xảy ra.
3. Lợi thế về chi phí vốn tiếp tục là động lực tăng trưởng NIM.
TCB là một trong những ngân hàng vẫn duy trì được lợi suất các khoản cho vay ở mức cao. Lợi suất tài sản tính đến cuối Q3 là khoảng 7.73%, giảm nhẹ 3bps so với đầu năm và 17bps so với Q2. Tỷ lệ CASA liên tục duy trì ở mức cao tạo lợi thế về chi phí vốn cho ngân hàng. Chi phí vốn Q3 chỉ ở mức 2.31%, giảm mạnh 87bps so với đầu năm. Nhờ đó, NIM ngân hàng Q3 đạt 5.72%, tăng 70bps từ mức 5.02% của năm 2020. Đồng thời chúng ta cũng có thể thấy mức độ tăng của NIM đã chậm lại trong Q3 dưới tác động của dịch bệnh, do đó trong kịch bản dịch tiếp tục kéo dài thì lợi suất danh mục cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
1. Ngân hàng duy trì thu lãi thuần ở mức cao.
Thu nhập từ lãi (NII) đạt 6.742 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, dẫn dắt bởi biên lãi thuần (NIM - tính trên 12 tháng gần nhất) đạt 5,72% tăng 70bps so với đầu năm. Dù mức độ tăng có chậm lại nếu so với các quý trước đó nhưng vẫn ở mức khả quan. Thu lãi thuần lũy kế 9T đạt 19.451 tỷ đồng, tăng mạnh 46.3%yoy.
….nguồn thu ngoài lãi vẫn đảm bảo được sự ổn định.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ sau 9T (NFI) tăng trưởng 29,0%, đạt 5.563 tỷ đồng với sự đóng góp từ tất cả các loại hình phí chủ chốt. Cụ thể, thu từ thanh toán và ngân quỹ Q3 đạt 872 tỷ đồng (+13.5%). Vay thẻ tín dụng và mua ô tô giảm do người dân tập trung chi tiêu vào đồ thiết yếu do đó thu dịch vụ của mảng này cũng giảm so với cùng kỳ.
Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm đem lại cho ngân hàng 223 tỷ đồng trong Q3 (+5.4%yoy) và 711 tỷ đồng sau 9T (+31.4%yoy).
Phí bảo lãnh phát hành và phân phối trái phiếu đạt 702 tỷ đồng, giảm 21,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó thu từ dịch vụ môi giới chứng khoán đem lại cho ngân hàng 460 tỷ đồng sau 9T, gấp 3 lần cùng kỳ nhờ sự sôi động của thị trường chứng khoán.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities) tiếp tục đạt kết quả tốt, nắm 4.81% thị phần môi giới trên HOSE trong Q3 và chiếm 15% thị phần tư vấn phát hành trái phiếu BĐS.
Nguồn: TVSI