Tài khoản thường - Tài khoản Margin

Tài khoản thường - Tài khoản Margin

Lượt xem: 7845
  •  

Giao dịch ký quỹ là gì?

Giao dịch ký quỹ (Margin Trading) là việc nhà đầu tư mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức tín dụng do Công ty CK cấp. Khoản vay ký quỹ được đảm bảo bằng khoản ứng trước bằng tiền hoặc thế chấp bằng chính cổ phiếu được mua.
Tỷ lệ hỗ trợ trong giao dịch ký quỹ là gì?
Tỷ lệ ký quỹ (tỷ lệ hỗ trợ) thông thường cao nhất cho 1 tài khoản chứng khoán/mã chứng khoán là 50%. Ví dụ:

  • NĐT nạp 100 triệu vào tài khoản thường (đuôi 1) thì tổng sức mua = 100 triệu
  • NĐT nạp 100 triệu vào tài khoản margin (đuôi 6) thì tổng sức mua tối đa = 200 triệu – 200 triệu này áp dụng cho các mã CK có tỷ lệ hỗ trợ là 50%

Mỗi mã CK sẽ được cấp các tỷ lệ hỗ trợ khác nhau, cao nhất là 50%, thấp nhất là 0%.

  • Tỷ lệ hỗ trợ 50% (hay 1:1) tức là với 1 giá trị mua là 100 triệu thì tối đa NĐT bỏ ra 50tr, và đi vay 50tr
  • Tỷ lệ hỗ trợ 0% tức là nhà đầu tư phải dùng tiền thật để mua CK

 


Có nên tham gia giao dịch ký quỹ?

NĐT có cân nhắc sử dụng margin sau khi trả lời các câu hỏi sau:
  • Gu đầu tư của bạn có phải "Lợi nhuận cao, rủi ro cao"? Dùng margin đồng nghĩa với việc NĐT chấp nhận khả năng chịu đựng rủi ro gấp 2 hoặc 3 lần. Ví dụ, nếu NĐT trading thông thường lãi 7% khi mua HPG thì nếu mua ký quỹ HPG tỷ lệ 50%, tức sử dụng sức mua gấp 2 lần số tiền thực có, NĐT thực chất lãi 14% (chưa tính thuế, phí giao dịch và lãi vay). Ở chiều ngược lại, tính chất đòn bẩy cũng làm cho khoản lỗ tăng gấp đôi khi diễn biến giá không như kỳ vọng
  • Bạn đã tìm hiểu về quản trị rủi ro khi sử dụng margin? Việc tham gia giao dịch ký quỹ cần thận trọng trong từng trường hợp thị trường, và yêu cầu một phương pháp quản trị rủi ro tốt. Việc không tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ hay sử dụng tỷ lệ margin không hợp lý khi thị trường diễn biến xấu, dễ dàng khiến nhà đầu tư từ trading ngắn hạn có dùng nợ, sang kẹp hàng, giữ cổ phiếu thua lỗ trong thời gian dài. Tỷ lệ nợ cao trong khi diễn biến giá giảm nhiều có thể nhanh chóng bào mòn tài sản thực có của NĐT
  • Bạn xác định tham gia giao dịch ký quỹ trong ngắn hạn? Thông thường, phí lãi vay giao động từ 11-14% ở các công ty chứng khoán, tương đối cao. Sử dụng margin phù hợp cho trading ngắn hạn, với việc các món nợ thường xuyên được đảo (dòng tiền mua/bán chứng khoán) để tránh trả phí lãi vay nhiều

Điều quan trọng ở đây là, nhà đầu tư cần nắm rõ cơ hội và rủi ro, cũng như cần phải xây dựng nguyên tắc và tuân thủ các phương pháp quản trị rủi ro trong đầu tư để tối đa hóa cơ hội đầu tư từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Gói vay ký quỹ sẽ được tính như thế nào?

 

 
Tiền thực có = 100 triệu – Sức mua tối đa = 200 triệu
Ví dụ: NĐT chỉ mua cổ phiếu ACB – tỷ lệ hỗ trợ 50%
2/1/2018 3/1/2018 4/1/2018 5/1/2018 6/1/2018 7/1/2018 8/1/2018 9/1/2017 10/1/2018
Mua tổng giá trị 120tr Mua tổng
giá trị 30 triệu
  Bán tổng giá trị là 70 triệu Cuối tuần: không phải ngày giao dịch      
Phát sinh
Gói vay 20
triệu
(T+0: miễn
lãi vay)
(T+1: miễn
lãi vay)
(T+2) bắt
đầu tính lãi
vay
Có tính lãi
vay
Có tính lãi vay Có tính lãi vay Có tính lãi vay KHÔNG tính lãi
vay
 
  Phát sinh
gói vay 30
triệu (T+0:
miễn lãi
vay)
(T+1: miễn
lãi vay)
(T+2) bắt đầu
tính lãi vay
Có tính lãi vay Có tính lãi vay Có tính lãi vay KHÔNG tính lãi
vay
 
      Bán tổng giá
trị là 70 triệu
(T+0)
Cuối tuần: không phải ngày
giao dịch
(T+1) (T+2) 70 triệu
về ( đủ để tất
toán tiền gốc
của 2 món vay
(20 triệu và 30
triệu)
 
Gói vay 20 triệu, chịu lãi 5 ngày và gói vay 30 triệu chịu lãi 4 ngày
Lãi vay được thu vào ngày cuối cùng của tháng 1 (31/1/2017)

 
Lãi vay được tính/ thu nợ như thế nào?
Lãi vay được tính từ ngày giải ngân đến ngày thực trả. Đối với khoản vay thanh toán cho:

  • Deal mua ký quỹ: ngày giải ngân là T+2 và KH được miễn phí  lãi vay 2 ngày T+0 và T+1
  • Lãi suất đại trà : 0.0389%/ ngày, tương đương 14.2%/năm ( 365 ngày)
  • Lãi suất tính theo ngày, tính lãi vào ngày cuối cùng hàng tháng

Hình thức thu: Lãi vay được tạm tính từ ngày đến ngày cuối cùng của tháng và được thu hoặc ghi nợ vào ngày cuối cùng hàng tháng hoặc khi đóng TKGDKQ.
Lãi chậm trả: phát sinh nếu KH không thanh toán khoản vay đúng hạn
Lãi chậm trả = Khoản vay chậm trả x 150% x % lãi suất GDKQ đại trà x số ngày chậm trả
 
Trường hợp tính lãi vay các ngày nghỉ, lễ:

  • Nếu ngày nghỉ, lễ rơi vào khoảng thời gian T+0 đến T+2, KH sẽ   được miễn phí.
  • Nếu ngày nghỉ, lễ rơi vào khoảng thời gian sau T+2, KH bị tính phí bình thường.

Ví dụ:
 


Trong đợt nghỉ Tết Âm lịch 10 ngày:

  • Nếu TK sử dụng nợ ngày 11(T+0) à ngày thanh toán T+2 sẽ là 13, TK sẽ bị tính phí cả 10 ngày nghỉ Tết.
  • Nếu TK sử dụng nợ ngày 12 hoặc 13(T+0) à ngày thanh toán T+2 sẽ là 24 hoặc 25, TK sẽ KHÔNG bị tính phí 10 ngày nghỉ Tết.


Lưu ý: Nếu TK mua và bán (có sử dụng margin) cùng giá trị giao dich cùng 1 ngày, sẽ không bị tính phí lãi vay

×
tvi logo