PTB: Định giá hợp lý dù lợi nhuận cốt lõi tăng trưởng mạnh

PTB: Định giá hợp lý dù lợi nhuận cốt lõi tăng trưởng mạnh

Lượt xem: 165
  •  

• Chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Phú Tài (PTB) khi chúng tôi cho rằng PTB hiện có định giá hợp lý với P/E năm 2022 là 10,4 lần (dựa theo dự báo của chúng tôi) so với mức trung bình 3 năm của các công ty cùng ngành là 11,5 lần. Chúng tôi cho rằng mức chiết khấu định giá so với các công ty cùng ngành là hợp lý do cơ cấu đa ngành của PTB.

• Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực đối với năng lực của PTB trong việc tận dụng ngành xuất khẩu gỗ nội thất đang tăng trưởng của Việt Nam cũng như hoạt động xây dựng gia tăng thông qua mảng kinh doanh đá tự nhiên hàng đầu của công ty.

• Chúng tôi tăng nhẹ giá mục tiêu thêm 2% và dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2024 thêm 3%, chủ yếu đến từ dự báo thấp hơn của chúng tôi đối với tỷ lệ đòn bẩy tài chính và chi phí SG&A.

• Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi (không bao gồm mảng BĐS) thêm 20% trong giai đoạn 2021-2024 nhờ mảng đá tự nhiên phục hồi, đóng góp cao hơn từ mảng đá thạch anh và mảng xuất khẩu gỗ tiếp tục tăng trưởng. Chúng tôi cũng duy trì giả định rằng PTB sẽ bàn giao 50% lượng sản phẩm còn lại tại dự án căn hộ của công ty, đóng góp 18% vào tổng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022.

• Yếu tố hỗ trợ: Thị trường nhà ở Mỹ duy trì vững chắc sẽ thúc đẩy xuất khẩu gỗ nội thất.

• Rủi ro: Hoạt động xây dựng và tiêu thụ ô tô trong nước yếu do diễn biến vĩ mô bất lợi; các mảng kinh doanh mới kém tích cực (bất động sản và đá thạch anh).

Khả năng cạnh tranh thương mại của Việt Nam và thành tích đã được chứng minh của PTB sẽ thúc đẩy mảng gỗ ghi nhận tăng trưởng hàng năm ở mức 2 chữ số. Được hỗ trợ bởi chi phí lao động cạnh tranh của Việt Nam và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc, chúng tôi kỳ vọng giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 12%- 15%/năm trong 3 năm tiếp theo. Trong khi đó, chúng tôi cho rằng PTB sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn mức chung của toàn ngành nhờ quy mô vượt trội và bề dày thành tích đã được chứng minh về chất lượng sản phẩm và nguồn gốc gỗ. Những yếu tố này cùng với tình trạng gián đoạn do dịch COVID-19 trong hoạt động sản xuất của PTB dự kiến giảm so với năm 2021 sẽ thúc đẩy CAGR doanh thu và LNTT của mảng gỗ lần lượt đạt 15% và 14% trong giai đoạn 2021-2024, theo dự báo của chúng tôi.

Tình trạng gián đoạn do dịch COVID-19 hạ nhiệt và tăng cường nỗ lực bán các sản phẩm thạch anh sẽ thúc đẩy mảng đá tăng trưởng (CAGR LNTT đạt 28% trong giai đoạn 2021- 2024). Chúng tôi dự báo CAGR doanh thu đạt 8% cho mảng đá tự nhiên của PTB (không bao gồm thạch anh) được hỗ trợ bởi các thách thức liên quan đến dịch COVID-19 hạ nhiệt như hoạt động xây dựng trong nước tiến triển chậm và chi phí vận chuyển tăng cao, các tình trạng này đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, trong bối cảnh các hạn chế đi lại quốc tế có khả năng được nới lỏng dần, chúng tôi kỳ vọng PTB sẽ đẩy mạnh các hoạt động bán hàng tại nước ngoài đối với các sản phẩm thạch anh. Hoạt động kinh doanh thạch anh của PTB cũng được hưởng lợi từ chi phí lao động cạnh tranh của Việt Nam cũng như căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng tôi dự báo thạch anh sẽ đóng góp 23% vào lợi nhuận gộp của mảng đá trong năm 2024 so với mức 3% vào năm 2021.

PTB đặt mục tiêu bán và bàn giao các căn còn lại trong dự án căn hộ của công ty trong năm 2022. Dự án căn hộ của PTB tại miền Trung đã bán được 60%-65% tổng dự án tính đến thời điểm hiện tại so với mức khoảng 50% vào tháng 8/2021.

Nguồn: VCSC

×
tvi logo