Ngành ngân hàng 2022: Vượt qua thử thách, tăng trong nghi ngờ

Ngành ngân hàng 2022: Vượt qua thử thách, tăng trong nghi ngờ

Lượt xem: 255
  •  

Giai đoạn 2002 - 2008

Tình hình chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam vừa mới gia nhập WTO (ngày 11/01/2007) và đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đặt hệ thống tài chính - tiền tệ Việt Nam trước nhiều khó khăn và thách thức. Mức vốn điều lệ tăng cao trong một thời gian ngắn, dẫn đến tình trạng các ngân hàng hút vốn bằng nhiều cách, tình trạng sở hữu chéo tăng nhanh.

Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Những động thái đầu tiên được thực thi trong quí I-2008 gồm:

• Quy định tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;

• Tăng lãi suất cơ bản lên mức 8.75%/năm (+ 0.5%);

• Phát hành 20,300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc.

Nhờ những nỗ lực của Chính phủ và NHNN Việt Nam, lạm phát năm 2007 được kiềm chế quanh mức 12.5%; năm 2008 là 19.9% và năm 2010 là 11.75%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và ngăn chặn đà suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế của Việt Nam trong các năm 2008 - 2010 vẫn tăng trưởng dương (riêng năm 2010 tăng trưởng đạt 6.78%, vượt mục tiêu 6.5% đề ra)

Giai đoạn 2002 - 2008

Chịu tác động bất lợi của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 và những bất cập nội tại của nền kinh tế, trong giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều thách thức lớn đan xen:

• Lạm phát tăng cao: từ 11.8% năm 2010 lên đến 18.13% năm 2011.

• Thị trường tiền tệ, ngoại hối và thị trường vàng có nhiều biến động với mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, lên đến 25%/ năm

• Thanh khoản của hệ thống TCTD căng thẳng

• Việt Nam Đồng chịu sức ép phá giá, dự trữ ngoại hối nhà nước sụt giảm mạnh

• Kỷ luật thị trường chưa được các TCTD tuân thủ nghiêm chỉnh, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống TCTD

Kết quả nổi bật của hệ thống ngân hàng giai đoạn này:

• Lạm phát được kiểm soát và giảm dần

• Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh từ mức 18.13% năm 2011 xuống còn 0.63% năm 2015, mức thấp nhất trong 15 năm

• Mặt bằng lãi suất giảm từ mức 20-25%/năm chỉ còn 6-9%/năm

• Thanh khoản hệ thống ngân hàng có sự cải thiện rõ nét và ổn định bền vững

• Tín dụng tăng trưởng ở mức hợp lý, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả

• Tỉ giá và thị trường ngoại hối cơ bản đã ổn định

• Niềm tin vào đồng Việt Nam tăng lên, tình trạng đô la hoá giảm đáng kể

• NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng mạnh dự trữ ngoại hối nhà nước

• Đáng chú ý, các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, quyết liệt, công khai, minh bạch theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra và theo quy định của pháp luật. Từ năm 2011 - 2015 đã giảm được 19 TCTD yếu kém thông qua hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể và thu hồi giấy phép. Đến cuối tháng 11/2015, tỉ lệ nợ xấu giảm còn 2,72% trên tổng dư nợ.

Giai đoạn 2017 - 2021

Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đặc biệt khối NHTM tư nhân đã trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt hơn.

2017

• Trong thời điểm quy mô nợ xấu đã lên tới gần 600 ngàn tỷ đồng, tương đương 13.3% GDP vào cuối năm 2016, nhờ tác động tích cực của nhà nước, một số ngân hàng đã có những bước tiến tích cực trong việc xử lý nợ xấu.

• Cũng trong năm 2017, NHNN đã đưa ra những thông tư nhằm giám sát và quản trị rủi ro tại các NHTM, như định hướng các NHTM giảm cho vay, đầu tư vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như cho vay để kinh doanh bất động sản, giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% về 50% vào năm 2017 và về 40% từ năm 2018. NHNN đã đưa ra thông tư 41/2017/TT-NHNN yêu cầu các ngân hàng áp dụng Basel II chính thức vào năm 2020. Áp dụng Basel cho phép các ngân hàng định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh, cũng như đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng bằng stress test. Việc triển khai Basel II giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu. Ngoài ra, hiệp ước này cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về mức độ công bố thông tin và quy định về định chế có ảnh hưởng lớn trên thị trường, giúp tăng tính minh bạch cho các ngân hàng đang niêm yết.

2018

• Thu nhập ngoài lãi bắt đầu gia tăng mạnh từ cuối năm 2017, và đã chiếm tới gần 24% tổng thu nhập hoạt động toàn ngành ngân hàng, trở thành một trong những chiến lược nhằm gia tăng lợi nhuận cho các NHTM khi hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo trần của NHNN. Phần lớn lợi thế của việc đi tiên phong trong phát triển thu nhập ngoài lãi thuộc về các NHTM tư nhân. Sự hợp tác giữa các NHTM và công ty bảo hiểm đã đem đến nguồn thu lớn từ phí banca cho ngân hàng.

• Các ngân hàng đầu tư mạnh vào công nghệ số để nâng cao cạnh tranh, gia tăng trải nghiệm khách hàng cũng như thúc đẩy các chương trình tiếp cận khách hàng một cách sâu rộng. Core banking, triển khai hệ thống CRM, ERP cũng như đầu tư vào hệ thống bảo mật, ứng dụng machine learning là những biện pháp được phổ cập ở các NHTM. Mobile banking và internet banking được phát triển ngày càng hiện đại và tiện lợi cho khách hàng với mức phí cạnh tranh, không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn tăng độ bảo mật cho khách hàng.

• Cho vay bán lẻ được đẩy mạnh với sự phát triển của các công ty tài chính tiêu dùng như HD Saison và FE Credit. Tăng trưởng từ cho vay bán lẻ cũng phần nào giải thích được mức tăng của thu nhập ngoài lãi

Nguồn: MBS

×
tvi logo