Ngành điện: Nhóm điện khí và điện gió nhiều tiềm năng trong dài hạn

Ngành điện: Nhóm điện khí và điện gió nhiều tiềm năng trong dài hạn

Lượt xem: 275
  •  

I. Tổng quan về ngành điện năm 2021

Sản lượng điện tiêu thụ toàn hệ thống tăng trưởng chậm do ảnh hưởng của Covid và tình trạng giãn cách kéo dài tại nhiều vùng kinh tế trọng điểm. Cụ thể, sản lượng điện trên toàn hệ thống trong 9 tháng đầu năm ước đạt 213 tỷ kWh, tăng 3,3% svck trong khi sản lượng của quý 3 giảm 7% so với quý 2. Thông thường mức tăng trưởng sản lượng điện ở Việt Nam hàng năm gấp khoảng 1,5 lần tới 2 lần tăng trưởng GDP, vì vậy mức tăng trên về cơ bản là hợp lý so với tăng trưởng kinh tế từ đầu năm

Về cơ cấu nguồn, giai đoạn 2020-2021 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) khi sản lượng huy động đạt 22,7 tỷ kWh, tăng 178% svck và chiếm tỷ trọng 11,3%. Trong khi đó, tỷ lệ huy động từ tua bin khí giảm trong các năm qua khiến các đơn vị phát điện đặt ra vấn đề đảm bảo tính công bằng trong huy động điện.

Giá bán điện tăng cao mặc dù sản lượng huy động từ nguồn thủy điện giá rẻ cao trong 2021. Nguyên nhân là tỷ lệ huy động cao của nhóm NLTT đang được hưởng mức giá ưu đãi và chi phí nguyên liệu đầu vào của nhiệt điện than tăng do tác động của cuộc khủng hoảng nguồn cung trên toàn cầu.

II. Triển vọng phát triển ngành điện

Agriseco Research đánh giá ngành điện sẽ đạt được tăng trưởng tốt trong năm tới trên nền thấp của 2021 và theo đà hồi phục của nền kinh tế. Năm 2022 chúng tôi đánh giá tích cực đối với triển vọng nhóm nhiệt điện than và nhóm năng lượng tái tạo. Trong trung và dài hạn, nhóm nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ dần thay thế các nguồn năng lượng truyền thống như điện than và thủy điện.

Hiện tượng La Nina được dự báo sẽ tiếp tục duy trì cường độ yếu cho đến hết Quý 1 và sẽ dần chuyển sang trạng thái El Nino từ Quý 3/2022. Điều kiện thủy văn này sẽ khiến lợi thế giá và sản lượng dần chuyển từ thủy điện sang các các nguồn điện còn lại. Ngoài ra nhóm các nhiệt điện than tại miền Bắc có thể sẽ được hưởng lợi ngay từ đầu năm do khu vực này có thể thiếu nước trong các tháng tới và tăng trưởng nguồn điện ở mức khá thấp so với tăng trưởng phụ tải.

✓ Do thủy điện vừa và lớn đã hết tiềm năng khai thác nên sẽ tập trung vào thủy điện nhỏ với công suất bổ sung khoảng 6.000 MW.

✓ Nhiệt điện than và Nhiệt điện khí (tua bin khí) sẽ đóng vai trò chủ đạo đến 2030 do lợi thế dễ lựa chọn địa điểm nhà máy gần với vùng có nhu cầu phụ tải cao, đặc biệt là Bắc Bộ với tăng trưởng nguồn điện thấp trong các năm qua.

✓ Mảng NLTT sẽ thay thế năng lượng truyền thống chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 2045. Do thời gian vận hành khả dụng thấp và chưa tích hợp hệ thống lưu trữ năng lượng, Điện mặt trời sẽ được định hướng phát triển phù hợp cho mục đích tự tiêu dùng thay cho đấu nối với lưới điện quốc gia.

❖ Triển vọng nhóm năng lượng tái tạo

Xu hướng phát triển GĐ 2022-2023. Nhờ các ưu đãi về giá phát điện, công suất ĐMT đã đạt 16.500 MW, chiếm 25% công suất hệ thống và mốc trên 85% quy hoạch đến 2025. Trong khi đó, điện gió đang ở đầu thời kì phát triển khi dự địa tăng trưởng công suất lắp đặt theo quy hoạch còn tới 7k MW đến 2025, CAGR +30%. Trên cơ sở này, chúng tôi cho rằng điện gió vẫn sẽ là đối tượng được hưởng ưu đãi trong các năm tới để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

❖ Triển vọng nhóm năng lượng tái tạo (tiếp)

Chi phí ròng trong vòng đời dự án NLTT đang xu thế giảm mạnh. Chi phí ròng trong suốt vòng đời dự án bao gồm chi phí lắp đặt, chi phí quản lý vận hành, chi phí sửa chữa và các chi phí khác phát sinh từ thời điểm xây dựng đến khi nhà máy dừng hoạt động. Trong đó chi phí lắp đặt chiếm phần lớn (trên 50%) toàn bộ chi phí của một dự án NLTT. Riêng trong 2020, chi phí này của các dự án ĐMT đã giảm 7%, điện gió ngoài khơi giảm 9% và điện gió trên bờ giảm 13% nhờ ứng dụng công nghệ và cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp tuabin và pin mặt trời trên thế giới. Theo đó, chi phí lắp đặt dự án ĐMT và điện gió trên bờ có thể sẽ rẻ hơn điện than trong một vài năm tới khi thị trường thiết bị bão hòa. Xu hướng này sẽ đảm bảo biên LN cho các nhà đầu tư vào các dự án mới khi cơ chế giá dần chuyển dịch từ ưu đãi trên mức cố định sang cơ chế đấu thầu.

❖ Triển vọng nhiệt điện khí

Các nhà máy điện khí hiện tận dụng được các mỏ khí trong nước giá rẻ nhưng đang dần cạn kiệt. Mặc dù vậy, tỷ lệ huy động điện khí có xu hướng giảm trong 5 năm trở lại đây do các nhà máy đều đặt tại khu vực có tỷ lệ huy động các nguồn năng lượng tái tạo tăng cao.

Công suất lắp đặt nhiệt điện khí theo quy hoạch đến 2045 là 61.683-88.533 MW, chiếm 23,5 đến 26,9% công suất nguồn. Chúng tôi cho rằng điện khí sẽ đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch nguồn điện tại khu vực phía Bắc, đặc biệt là trong bối cảnh hạn chế phát triển nhiệt điện than trước những cam kết của Việt Nam trong hội nghị chống biến đổi khí hậu COP26. Hiện tại các kho chứa LNG đang được xây dựng trên cả nước, trong đó có khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa.

Tuy nhiên, khác với các dự án NLTT, một dự án điện khí thường có công suất và vốn đầu tư rất lớn. Vì vậy các dự án điện khí thường kén nhà đầu tư hơn và việc thu xếp vốn, đặc biệt với các dự án không có bảo lãnh chính phủ. Chúng tôi cho rằng đây sẽ là một rào cản lớn để các dự án điện khí hoàn thành tiến độ vận hành, cùng với thống nhất giá bán điện trong hợp đồng PPA với EVN.

Nguồn: AGR 

×
tvi logo