MWG: Phục hồi hậu dịch Covid-19
Định giá
▪ So với báo cáo khuyến nghị MUA gần nhất ngày 10/09/2021 (Link), giá cổ phiếu MWG đã ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, tiệm cận mức định giá 140,400 VND trước đó.
▪ BSC đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN và nâng giá mục tiêu dự phóng năm 2022 lên mức 154,400VND (upside +11.4% so với mức giá ngày 22/11/2021) dựa trên hai phương pháp P/E (50%) và DCF (50%).
Dự báo kết quả kinh doanh
▪ 2021: BSC ước tính DT và LNST ước đạt lần lượt 118,404 tỷ đồng (+7.9% YoY) và 4,604 tỷ đồng (+17% YoY). EPS FW 2020 = 6,459 đồng, PE FW 2021 = 21.5 lần.
▪ 2022: DTT và LNST ước đạt lần lượt 143,121 tỷ đồng (+21.2% YoY) và 6,164 tỷ đồng (+34% YoY). EPS FW 2020 = 8,647 đồng, PE FW 2021 = 16.0 lần.
Quan điểm đầu tư
▪ Mô hình Điện Máy Xanh Supermini sẽ là chìa khóa giải quyết bài toán tăng trưởng thị phần và động lực thúc đẩy tăng trưởng chính năm 2022 hậu dịch Covid-19.
▪ Bách Hóa Xanh tiếp tục tiến dần về mức hòa vốn và dự kiến đạt điểm hòa vốn trong nửa cuối năm 2022.
▪ MWG sẽ tái định giá giao dịch ở mức PE cao hơn khi BHX đạt mức hòa vốn.
Rủi ro
▪ Rủi ro về khả năng hồi phục sức mua sau dịch Covid-19
▪ Tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm đối với các cửa hàng khu vực tỉnh và khả năng tối ưu hóa chi phí chưa đạt kỳ vọng. Cập nhật doanh nghiệp
▪ 1H2021 – Ghi nhận KQKD tích cực trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tác động. Doanh thu và lợi nhuận MWG lần lượt đạt 63,139 tỷ đồng (+12% YoY) và 2,208 tỷ đồng (+26% YoY).
▪ Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên KQKD Q3/2021 tuy nhiên điểm sáng từ BHX.
▪ Triển vọng lạc quan hơn trong Q4/2021 và năm 2022.
MWG ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong bối cảnh làn sóng dịch Covid T2/2021 và T5/2021 tác động mạnh đến mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.
• Lũy kế 9T/2021, MWG vẫn ghi nhận tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trong Q3/2021. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 87,644 tỷ đồng (+7% YoY) và 3,344 tỷ đồng (+12% YoY) nhờ vào (1) Biên lợi nhuận gộp cải thiện đều ở chuỗi TGDĐ&ĐMX (lên mức ~23% trong Q3/2021), đặc biệt mảng BHX ghi nhận mức biên lợi nhuận tốt trong Q3/2021 (lên mức ~28% Q3/2021) và (2) Tăng trưởng lợi nhuận 6T/2021 khả quan bù đắp cho sự sụt giảm trong Q3 và (3) Hiệu quả trong việc quản lý dòng tiền giúp doanh thu tài chính tăng mạnh.
• TGDĐ và ĐMX: (i) Sụt giảm mạnh doanh thu do 60-70% cửa hàng tạm đóng hoặc hạn chế bán hàng, (ii) Model sản phẩm mới Apple thúc đẩy mảng điện thoại, (iii) Mở rộng chuỗi DMX Supermini tiếp tục là động lực tăng trưởng bù đắp cho nhu cầu mua sắm giảm mạnh do dịch Covid-19.
DMXS: Lũy kế 9T2021, số lượng cửa hàng mở mới chiếm đến 87% tổng SL cửa hàng mở mới của DMX, và đóng góp 10% vào tổng DT DMX.
Mảng kinh doanh online TGDĐ và DMX ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tỷ trọng % online/Tổng doanh thu TGDĐ và ĐMX tăng từ khoảng 10% trong Q1/2021 lên mức 25% trong Q3/2021.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp từ T5/2021 đến T9/2021 tại các tỉnh thành phía Nam ảnh hưởng phần nào đến nhóm mặt hàng không thiết yếu của MWG (DMX&TGDĐ).
Chuỗi BHX lần đầu tiên trong Q3/2021 ghi nhận đạt điểm hòa vốn theo ước tính của chúng tôi. Cụ thể, theo đó trong Q3/2021, BHX lần đầu ghi nhận mức biên lợi nhuận ròng đạt khoảng 0.58%, tương đương với biên EBITDA tại cấp độ công ty là >5% nhờ vào (i) doanh thu bình quân cửa hàng/tháng đạt 1.6 tỷ đồng, chủ yếu tập trung chính vào tháng 7 và tháng 8 do tích lũy hàng hóa mùa dịch bệnh và kênh chợ truyền thống phải đóng cửa tại khu vực phía Nam, (ii) Biên lợi nhuận gộp sau hủy hàng và mất mát đạt 28% so với mức 25% đầu Q1/2021.
Nguồn: BSC