MWG: Lợi nhuận của BHX cải thiện thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 vững chắc

MWG: Lợi nhuận của BHX cải thiện thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 vững chắc

Lượt xem: 234
  •  

Chúng tôi đang nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu MWG lên MUA (từ KHẢ QUAN), phản ánh ước tính lợi nhuận của mảng bách hóa cải thiện và mảng ICT tiếp tục giành thị phần. Chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu mới đối với cổ phiếu là 176.000 đồng/cổ phiếu (từ 143.000 đồng), tương ứng với tổng mức sinh lời là 28,6% (bao gồm tỷ suất cổ tức 1%). Tại cuộc họp trực tuyến ngày 12/11, ban lãnh đạo công bố doanh thu tháng 10 đạt 12 nghìn tỷ đồng (+38% so với cùng kỳ), trong đó doanh thu của mảng ICT và bách hóa lần lượt đạt 10 nghìn tỷ đồng (+50% so với cùng kỳ do nhu cầu tăng và khuyến mại) và 2 nghìn tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ). Với sự phục hồi tốt hơn ước tính tại mảng ICT trong tháng 10 và biên lợi nhuận của mảng bách hóa trong Q3/2021, chúng tôi điều chỉnh tăng 5% ước tính lợi nhuận ròng năm 2021 đạt 4,7 nghìn tỷ đồng (+20% so với cùng kỳ). Chúng tôi cũng điều chỉnh tăng 18% ước tính lợi nhuận ròng năm 2022 đạt 7,1 nghìn tỷ đồng (+51% so với cùng kỳ). Hiện tại, chúng tôi giả định mảng bách hóa sẽ đạt mức hòa vốn trong năm 2022, do lợi nhuận tích cực từ với việc nâng cấp cửa hàng quy mô lớn hơn cùng việc áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí lao động. Kết hợp nhiều yếu tố bao gồm thanh khoản thị trường dồi dào, lợi nhuận mảng bách hóa ước tính cải thiện và mảng ICT liên tiếp giành thêm thị phần, chúng tôi nâng hệ số P/E mục tiêu cho mảng ICT (từ 11x lên 14x) và P/S mục tiêu (từ 0,5x đến 0,8x) cho mảng bách hóa. Do mảng bách hóa ước tính mảng lại lợi nhuận tích cực trong năm 2022, chúng tôi sử dụng kết hợp hệ số P/E và P/S để định giá doanh nghiệp (so với định giá trước đây chỉ dựa trên P/S)

Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Dịch COVID-19 kéo dài có thể ảnh hưởng đến tiêu dùng không thiết yếu.

Kết quả kinh doanh Q3/2021

Trong Q3/2021, MWG đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 24.333 tỷ đồng (-5% so với cùng kỳ) và 786 tỷ đồng (-17% so với cùng kỳ, cao hơn ước tính của chúng tôi là 709 tỷ đồng). Lũy kế 9T2021, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 86,82 nghìn tỷ đồng (+7% so với cùng kỳ) và 3.338 tỷ đồng (+12% so với cùng kỳ), lần lượt hoàn thành 69% và 70% kế hoạch năm.

Chuỗi ICT (ĐMX và TGDĐ): Doanh thu giảm 25% so với cùng kỳ và SSSG giảm 36% trong Q3/2021

• Tính đến Q3/2021, có 950 cửa hàng TGDĐ (+37 cửa hàng so với đầu năm) và 1.781 cửa hàng ĐMX (+354 cửa hàng so với đầu năm). Mở mới chủ yếu là các cửa hàng ĐMX Supermini (+299 cửa hàng so với đầu năm).

• Do dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tỉnh phía Nam trong Q3/2021, 60-70% cửa hàng ĐMX/TGDĐ bị ảnh hưởng bởi các chính sách giãn cách xã hội. Ngoài ra, việc giao hàng tại nhà bị hạn chế trong một khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8. Do đó, SSSG giảm -36% trong Q3/2021.

• Doanh thu online chiếm 25% tổng doanh thu mảng ICT trong Q3/2021, cao hơn nhiều so với mức 11% trong Q2/2021 và 11% trong 9T2020 nhờ sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong giai đoạn thực thi chính sách giãn cách xã hội trước đó. Trong Q3/2021, công ty đã ra mắt cửa hàng online trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki, với mục đích thu hút lượng khách hàng mới. Theo ban lãnh đạo, 70% đơn đặt hàng qua nền tảng thương mại điện tử đến từ khách hàng mới. Theo quan điểm của chúng tôi, động thái này có lợi cho MWG trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên, một khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, người tiêu dùng có thể vẫn ưa thích mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng đối với các mặt hàng có giá cao và dịch vụ mua hàng bằng thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, việc so sánh giá giữa các nhà bán lẻ online dễ dàng hơn và MWG thường không đưa ra mức chiết khấu cao, chúng tôi cho rằng chiến lược này có thể không giúp MWG thu hút khách hàng mới hiệu quả sau thời gian giãn cách.

• Biên lợi nhuận gộp của ĐMX & TGDĐ là 23% trong Q3/2021, cải thiện nhẹ so với mức 22%-21% trong Q1/21-Q2/21 nhờ ĐMX Supermini đóng góp nhiều hơn, do cửa hàng chủ yếu bán đồ gia dụng và nhà bếp có biên lợi nhuận cao.

• Công ty có 1.934 cửa hàng BHX (+215 cửa hàng so với đầu năm). MWG đã nâng cấp 291 cửa hàng BHX lên quy mô lớn hơn so với đầu năm (> 500 m2).

• SSSG trong Q3/2021 tăng lên 33% nhờ các chợ đầu mối và chợ truyền thống tại TP. HCM đóng cửa trước đó và hành vi tích trữ hàng hóa của người tiêu dùng.

• Doanh thu online tăng 400% so với cùng kỳ trong 9T2021, mặc dù tỷ trọng doanh thu online trong tổng doanh thu mảng bách hóa vẫn ở mức thấp (3% trong 9T2021 và 4% trong Q3/2021) do người tiêu dùng thích mua thực phẩm tươi sống tại các cửa hàng thực.

• Biên lợi nhuận gộp của mảng bách hóa cải thiện lên hơn 28% trong Q3/2021 do doanh thu từ thực phẩm tươi sống cao hơn. Vì người tiêu dùng không thể mua thực phẩm tươi sống từ các chợ truyền thống, nên họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua sắm tại các cửa hàng bách hóa thương mại hiện đại.

• Biên lợi nhuận EBITDA cải thiện lên hơn 5%, giúp MWG ghi nhận mức lợi nhuận ròng dương trong Q3/2021 (theo ước tính của chúng tôi). Lợi nhuận cải thiện có thể được giải thích bởi (1) dòng doanh thu từ những khách hàng mới không mua được tại các chợ truyền thống, (2) việc mở cửa hàng mới chậm lại trong thời gian giãn cách xã hội và (3) chi phí thuê mặt bằng giảm. Từ giữa tháng 9, TP.HCM bắt đầu cho phép chợ truyền thống và chợ đầu mối hoạt động trở lại. Do đó, chúng tôi ước tính biên lợi nhuận của BHX có thể giảm trong Q4/2021.

Nguồn: SSI

×
tvi logo