MWG: ICT hồi phục nhẹ sau dịch, kỳ vọng BHX hòa vốn trong 2022
ICT hồi phục nhẹ sau dịch, kỳ vọng BHX hòa vốn trong 2022
MWG cập nhật KQKD T10.2021, ghi nhận mức doanh thu cao nhất kể từ đầu năm 2021 tới nay, đạt 12,186 tỉ với sự hồi phục mạnh mẽ từ khối ICT nhờ vào nhu cầu mua sắm bổ sung mạnh của người tiêu dùng sau 4 tháng bị giới hạn do giãn cách.
Biên lợi nhuận tiếp tục được cải thiện, tăng 2.4% so với Q2.2021 nhờ vào việc phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để có nguồn cung dồi dào. MWG đã tận dụng lợi thế đầu ngành của mình để có được giá hàng bán tốt hơn so với đối thủ, từ đó liên tục cải thiện biên lợi nhuận gộp (đạt 25% trong Q3.2021 vừa qua).
Biên EBITDA của BHX được cải thiện lên 5% trong Q3.2021, đạt điểm lãi ròng khi đẩy lùi tiến độ mở mới cửa hàng, biên LNG đạt trên mức 28%. Dự kiến trong 2021 biên LNG của BHX sẽ đạt 27% và trong 2022 sẽ đạt điểm hòa vốn.
Với tầm nhìn 2022F, chúng tôi nhận định rằng MWG sẽ tận dụng tốt đà hồi phục của ngành Bán lẻ nói chung (trong điều kiện không có đợt giãn cách nào nghiêm trọng như Q3.2021) để tiếp tục nâng cao KQKD, với doanh thu và LNST tăng 12% và 5%, P/E 2022F ước tính ở mức 21x. Chúng tôi nâng mức giá khuyến nghị MWG từ 150,000 VND/cổ phiếu lên 167,800 VND/cổ phiếu dựa vào dự phóng tăng trưởng trong 2022.
Khuyến nghị: Khả quan.
Trong Q3.2021, MWG ghi nhận suy giảm doanh thu và LNST (lần lượt -5% YoY và -17% YoY). Lí do là vì ảnh hưởng của dịch, khiến 70% cơ sở TGDĐ, ĐMX và 50% cửa hàng
Doanh thu chuỗi ICT trong Q3.2021 đạt 17,222 tỉ, giảm 33% so với cùng kỳ. Chúng tôi đánh giá mảng kinh doanh hàng điện tử của MWG khó có thể đạt được mức tăng trưởng vượt trội như giai đoạn trước khi đã chiếm hơn 50% thị phần điện máy và hơn 40% thị trường smartphone. Việc triển khai hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử đã giúp thu hút thêm các khách hàng mới (doanh thu chiếm 25% tổng doanh thu chuỗi ICT trong Q3.2021). Tuy nhiên, đà tăng trưởng doanh thu online sẽ sụt giảm nhẹ trong giai đoạn tới do (1) khách hàng ưu tiên mua sắm trực tiếp tại cửa hàng và trải nghiệm sản phẩm, và (2) MWG không có ưu đãi hấp dẫn so với các bên đối thủ hoặc bên lẻ khác trên các sàn TMĐT. Trong giai đoạn tới, MWG sẽ triển khai mạnh hơn chương trình CTV với các nhà phân phối smartphone đơn lẻ để khai thác 20% thị phần còn lại.
Tối ưu chuỗi ĐMX bằng ĐMS. Chúng tôi nhận thấy MWG đang thực hiện chiến lược tối ưu hoạt động kinh doanh của chuỗi ĐMX bằng mô hình tinh gọn của Điện máy xanh Supermini (ĐMS) tại các tỉnh thành. ĐMS đóng góp 14% vào doanh thu ĐMX trong Q3.2021. Kể từ đầu năm tới nay, MWG đã mở mới 316 (tăng 2x) điểm bán này. Với ước tính doanh thu trung bình đạt 1 tỉ/tháng, chuỗi ĐMS có chi phí mặt bằng và nhân sự chỉ bằng 25% và 33% so với mô hình ĐMX thông thường.
Nguồn: TVSI