MSN: Thoái vốn khỏi mảng thức ăn chăn nuôi cho thấy sự tập trung mạnh mẽ của Masan vào hoạt động kinh doanh tiêu dùng

MSN: Thoái vốn khỏi mảng thức ăn chăn nuôi cho thấy sự tập trung mạnh mẽ của Masan vào hoạt động kinh doanh tiêu dùng

Lượt xem: 329
  •  

• Chúng tôi giữ KN MUA và nâng giá mục tiêu 8% khi chúng tôi nâng tổng dự phóng LNST-CĐTS giai đoạn 2022-2023 thêm 4% chủ yếu do dự phóng cao hơn dành cho Masan Consumer Holdings (MCH), WinCommerce (WCM) và Techcombank (TCB). Chúng tôi cũng đưa thời điểm giá mục tiêu về cuối năm 2022 so với giữa năm 2022 trong báo cáo trước đây.

• Chúng tôi duy trì quan điểm lạc quan về việc MSN sẽ hưởng lợi từ tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng dài hạn của Việt Nam nhờ các nền tảng kinh doanh tiêu dùng hàng đầu của công ty bao gồm mảng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thịt có thương hiệu và bán lẻ.

• Hoạt động M&A gần đây của Masan (đầu tư vào Phúc Long và Mobicast – thoái vốn khỏi mảng thức ăn chăn nuôi) thể hiện sự tập trung mạnh mẽ của Masan vào chiến lược xây dựng hệ sinh thái các hoạt động kinh doanh tiêu dùng. Cổ phiếu MSN sẽ càng hấp dẫn hơn nếu mục tiêu của BLĐ về việc tiếp tục tái cơ cấu để công ty hoàn toàn tập trung 100% vào hoạt động kinh doanh tiêu dùng (tiếp tục giảm tỷ trọng vào các mảng kinh doanh có tính chất hàng hóa) được hiện thực hóa.

• Dự phóng tăng trưởng EPS giai đoạn 2022-2023 ở mức cao của chúng tôi được dựa trên kỳ vọng các mảng HĐKD cốt lõi đều có tăng trưởng khả quan (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2022-2023 là 43% đối với LN từ HĐKD - không tính mảng thức ăn chăn nuôi), đóng góp LN cao hơn từ TCB, và chi phí tài chính thuần giảm nhờ dòng tiền tự do vững mạnh cũng như số tiền thu được từ giao dịch chuyển nhượng mảng thức ăn chăn nuôi.

• Các rủi ro chính đối với quan điểm tích cực của chúng tôi: WCM mở rộng hệ thống cửa hàng không hiệu quả; tốc độ tăng trưởng của MCH chậm lại rõ rệt do các phát kiến sản phẩm và hoạt động marketing không hiệu quả.

WCM: Mở rộng hệ thống cửa hàng, cải thiện tổng biên lợi nhuận thương mại (TCM) và triển khai kiosk Phúc Long sẽ thúc đẩy KQKD trong năm 2022. Với việc khả năng sinh lời có diễn biến tích cực, chúng tôi dự báo WCM sẽ đẩy nhanh việc mở rộng quy mô với khoảng 700 cửa hàng mới trong năm 2022. Về biên lợi nhuận, chúng tôi tin rằng quy mô lớn hơn sẽ cho phép WCM đàm phán để có TCM cao hơn (biên LN gộp + các hình thức hỗ trợ khác từ nhà cung cấp). Ngoài ra, chúng tôi dự phóng WCM sẽ đạt tổng số khoảng 1.200 kiosk Phúc Long vào cuối năm 2022 so với 63 vào quý 3/2021. Theo Masan, mỗi kiosk Phúc Long có thể tăng biên EBITDA của một cửa hàng siêu thị mini (WinMart+) lên đến 5 điểm %.

MCH: Duy trì tốc độ tăng trưởng 2 chữ số, vượt trội hơn tăng trưởng chung của ngành. Chúng tôi tin rằng năng lực cốt lõi mạnh mẽ của MCH về marketing, nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm và phân phối sẽ giúp MCH duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số đối với cả doanh thu và lợi nhuận trong vài năm tới. Ngoài các danh mục đã có diễn biến tốt trong năm 2021 như thực phẩm tiện lợi, gia vị và thịt chế biến, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng doanh số nước tăng lực sẽ cải thiện trong năm 2022 nhờ nhu cầu tăng trở lại trong bối cảnh các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.

MML: Sản lượng thịt sẽ gia tăng - đặc biệt với nguồn cung heo hơi chất lượng cao từ đối tác De Heus. Chúng tôi dự báo doanh thu từ thịt của MML sẽ tăng 35% lên 6,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2022 nhờ việc mở rộng phân phối đồng hành cùng mạng lưới bán lẻ của WCM cũng như sự phục hồi của kênh bán hàng B2B của 3F Việt. Theo quan điểm của chúng tôi, MML có thể sẽ đạt kết quả tốt hơn dự phóng của chúng tôi nếu MML triển khai thành công mảng thịt chế biến cũng như mở rộng thành công mô hình đại lý phân phối (kênh bán lẻ truyền thống).

MHT: Giá bán trung bình (ASP) cao hơn hỗ trợ lợi nhuận. Chúng tôi ước tính biên lợi nhuận EBITDA sẽ tăng từ khoảng 20% trong 9 tháng đầu năm 2021 lên khoảng 27% vào năm 2022 nhờ giá bán tăng, đặc biệt đối với vonfram và florit.

Nguồn: VCSC 

×
tvi logo