FPT: Tin vắn ĐHCĐ: Giữ vững đà tăng trưởng

FPT: Tin vắn ĐHCĐ: Giữ vững đà tăng trưởng

Lượt xem: 166
  •  

Vào ngày 07/04, FPT đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên, trình bày kế hoạch kinh doanh cho năm 2022F và kế hoạch tăng trưởng dài hạn.

Kế hoạch kinh doanh năm 2022F tiếp tục tăng trưởng

- FPT đặt kế hoạch kinh doanh 2022F với doanh thu 42.4 nghìn tỷ đồng (+19% n/n) và LNST 7.6 nghìn tỷ đồng (+20.2% n/n), kế hoạch tăng trưởng này tương tự như năm 2021.

- Cụ thể, theo ban lãnh đạo, doanh thu kế hoạch 2022F được đóng góp từ 3 khối chính: Công nghệ với 24.9 nghìn tỷ đồng (+21.1% n/n), Viễn thông với 14.6 nghìn tỷ đồng (+14.8% n/n) và Giáo dục, Đầu tư & các mảng kinh doanh khác là 2.96 nghìn tỷ đồng (+32.5% n/n)

- LNTT kế hoạch năm 2022F tương đương: Khối công nghệ với 3,360 tỷ đồng (+19.3% n/n), Viễn thông với 2,812 tỷ đồng (+17.4% n/n) và Giáo dục, Đầu tư & các mảng kinh doanh khác là 1,446 tỷ đồng (+28.4% n/n).

- Công ty đã công bố doanh thu và LNTT sơ bộ của 1Q22 lần lượt là 9.5 nghìn tỷ đồng (+26% n/n) và 1.7-1.8 nghìn tỷ đồng (+26-28% n/n).

- Trong 2Q22F, FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20% (đã trả 10% trong năm 2021) và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% từ lợi nhuận chưa phân phối của năm 2021.

- Đại hội đồng cổ đông đã thông qua mức cổ tức 20% bằng tiền mặt từ lợi nhuận năm 2022F, cổ tức dựa trên số cổ phiếu lưu hành mới sau khi đã chia cổ tức bằng cổ phiếu của năm 2021.

- Đại hội đồng cổ đông đã bầu ra HĐQT mới với hai thành viên độc lập mới , là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT.

- FPT chưa có kế hoạch nới room cho nhà đầu tư nước ngoài do ngành nghề kinh doanh là liên quan đến viễn thông, báo chí và an ninh mạng. Hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (FOL) của FPT là 49%.

Mảng công nghệ còn nhiều tiềm năng

- Ban lãnh đạo FPT cho biết công nghệ sẽ vẫn là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, là mảng dẫn dắt đà tăng trưởng trong chiến lược 2022F-2024F.

- Trong đó, Chuyển đổi số (DX) là động lực tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm tới. DX đang thu hút nhiều công ty lớn trong nước đầu tư nhờ các lợi ích to lớn mà DX mang lại. FPT đã xây dựng thành công hệ thống chuyển đổi số cho Coteccons (CTD VN, Không đánh giá) trong vòng 100 ngày, trong năm 2021, FPT đã ký hợp đồng với Tập đoàn Đất Xanh (DXG VN, Khuyến nghị MUA), Tập đoàn Thiên Long (TLG VN, Không đánh giá), dự án sẽ hoạt động trong năm 2022F.

- Theo FPT, 64 tỉnh thành sẽ chi 1% ngân sách cho Chuyển đổi số bắt đầu từ 2023F, và FPT có thể chiếm khoảng 30% thị phần bình quân, đối thủ cạnh tranh mảng này là Viettel và VNPT.

- Doanh thu từ mảng Gia công phần mềm chiếm khoảng 85% tổng doanh thu mảng công nghệ từ tại thị trường nước ngoài nhưng chỉ chiếm 20% tại thị trường nội địa. FPT kỳ vọng thị trường nước ngoài lớn nhất của công ty là Nhật Bản sẽ phục hồi mạnh mẽ vào 2022F với tốc độ tăng trưởng 20% n/n.

- FPT bắt đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho Blockchain và Metaverse. Theo ban lãnh đạo, đây là hai lĩnh vực rất tiềm năng, được coi là xu hướng phát triển của ngành CNTT trong vài năm tới. Mảng viễn thông vẫn duy trì tăng trưởng

- FPT đã đẩy mạnh đầu tư cho mảng Viễn thông trong 2H21 để mở rộng băng thông quốc tế do nhu cầu sử dụng Internet tăng mạnh giữa đại dịch Covid19.

- FPT tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng băng thông để tạo lợi thế cạnh tranh cho dịch vụ truyền hình cáp.

- Công ty cũng đã ra mắt Ví điện tử Foxpay trong năm 2021.

Mảng giáo dục

- FPT hiện có 5 trường đại học và 6 trường THPT trên khắp cả nước. Công ty đang làm việc với hơn 20 tỉnh thành để tiếp tục mở rộng mạng lưới trường học, hiện tại FPT đã đạt được thỏa thuận đầu tư với 6 tỉnh.

Định giá

Dựa trên kế hoạch kinh doanh 2022F, FPT đang giao dịch ở mức 12TF PE 22.6 x, cao hơn mức trung vị 1 năm ở mức 21.3 x, và 12TF PB là 4.1 x, thấp hơn mức trung vị 1 năm ở mức 4.9 x.

Nguồn: KIS 

×
tvi logo