CSV: PHÁT TRIỂN VỮNG CHẮC

CSV: PHÁT TRIỂN VỮNG CHẮC

Lượt xem: 970
  •  

QUAN ĐIỂM ĐỊNH GIÁ

Chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI mã cổ phiếu CSV với giá 40.000 VND/CP, upside 21.9% so với giá ngày 19/03/2021 với phương pháp P/E. Mức giá này tương đương với mức P/E mục tiêu là 10.0 lần.

DỰ BÁO KQKD

BSC dự báo DTT và LNST của CSV lần lượt đạt 1,464 tỷ đồng (+9.3% YoY) và 202 tỷ đồng (+11.7% YoY). EPS fw = 4,052 Đồng và P/E =8.0, P/B = 1.5.

CATALYST

 Di dời nhà máy sang KCN Nhơn Trạch 6 giúp tăng công suất Xút NaOH thêm 50,000 tấn/năm

 Vinachem có kế hoạch thoái vốn tại CSV từ 65% xuống 51%

QUAN ĐIỂM KĨ THUẬT

 Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu với giá mục tiêu nằm tại vùng giá 40-40.5, cân nhắc cắt lỗ nếu ngưỡng hỗ trợ 27.8 bị xuyên thủng.

RỦI RO

 Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong nước và Trung Quốc;

 Mức cổ tức tiền mặt dự kiến giảm trong giai đoạn đầu tư nhà máy CẬP NHẬT DOANH NGHIỆP

 DT và LNST 2020 lần lượt đạt 1,566 tỷ VND (-14% yoy) và 251 tỷ VND (-28% yoy), chủ yếu do cầu trong nước giảm sút, khiến một số sản phẩm chính như NaOH hay H2SO4 giảm cả về lượng tiêu thụ lẫn giá bán.

 CSV đặt kế hoạch DT và LNST công ty mẹ năm 2021 đạt lần lượt 1,104 tỷ VND (+5% YoY) và 176 tỷ VND (-3% YoY).

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

CTCP Hóa chất Cơ bản miền Nam (CSV) được thành lập vào năm 1976, chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa vào năm 2013 và chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào tháng 3 năm 2015. CSV có một công ty con là CTCP Phốt pho Việt Nam (sở hữu 65%). Hiện doanh nghiệp có 6 đơn vị trực thuộc, chủ yếu ở Đồng Nai, và 2 kho bồn dùng để dự trữ, bảo quản nguyên liệu hóa chất nhập khẩu là Đình Vũ và Gò Dầu.

CSV là một trong những nhà sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản hàng đầu tại Việt Nam, với danh mục sản phẩm đa dạng với hơn 40 hóa chất sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, phân bón, dệt nhuộm, giấy và hàng tiêu dùng nhanh. Tuy nhiên, các sản phẩm chính (chiếm khoảng 57% doanh thu và hơn 70% lợi nhuận gộp) là Xút (27% tổng doanh thu), Clo (15%), Sulfuric (7-8%), Sillicat (6-7%) và Phosphoric (1%-2%).

Cơ cấu sở hữu

CSV hiện đang có cơ cấu cổ đông khá cô đặc, khi các cổ đông lớn đã nắm giữ tới hơn 80% doanh nghiệp. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) nắm giữ 65%, tiếp theo là America LLC (11%) và Vinacapital (6.5%).

Địa bàn kinh doanh & khách hàng

Công ty tiêu thụ rộng khắp ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh với đa dạng các loại sản phẩm hóa chất cơ bản. Khách hàng chính của CSV là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn, sử dụng hóa chất của CSV làm nguyên liệu. Trong đó nổi bật là Ulwha (dệt nhuộm), Unilever, P&G, NET, LIX, Sabeco, Ajinomoto (hàng tiêu dùng nhanh), Sawaco (nước), Pinaco (pin và ắc quy) và SFG (phân bón). Dù mô hình kinh doanh của CSV chủ yếu là theo hình thức B2B, rủi ro tập trung của CSV không quá cao, khi khách hàng lớn nhất, Ajinomoto, chỉ chiếm khoảng 14% doanh thu chính và khoảng 6% tổng doanh thu của công ty.

Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Các loại nguyên liệu chính sản xuất như muối công nghiệp, lưu huỳnh chiếm tỷ trọng lớn trên 1/3 cơ cấu chi phí sản xuất của CSV. Ngoài ra, chi phí điện chiếm gần 40% chi phí giá thành của việc sản xuất xút (NaOH) và 28% giá thành chung của CSV. Các máy móc thiết bị của Công ty đã khấu hao gần hết, dẫn đến chi phí khấu hao là không đáng kể.

CẬP NHẬT DOANH NGHIỆP

TRIỂN VỌNG KINH DOANH

Triển vọng ngành hóa chất cơ bản khả quan. Nhu cầu hóa chất công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình 10%/năm, nguồn cung trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần, và vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Cụ thể, kể từ năm 2017, nhu cầu thị trường trong nước về sản phẩm Xút-Clo đạt khoảng 400.000 tấn xút/năm, trong khi các doanh nghiệp nội địa chỉ sản xuất được gần 100.000 tấn xút/năm.

CSV có lợi thế độc quyền đối với thị trường hóa chất cơ bản miền nam do rào cản gia nhập ngành cao. Việc kinh doanh sản xuất hóa chất phải theo quy hoạch của Chính phủ và đảm bảo vấn đề môi trường. Ngoài ra chi phí cho bình chứa các hóa chất vô cơ và chi phí vận chuyển khá lớn.

CSV sở hữu tình hình tài chính lành mạnh, cùng hoạt động kinh doanh ổn định. Cụ thể:

- Tài sản cố định của CSV hầu như đã hết khấu hao. Việc chi phí khấu hao hàng năm của CSV chỉ rơi vào khoảng 30-40 tỷ/năm sẽ giúp biên lợi nhuận gộp của công ty duy trì ở mức 27-30% trong các năm tới.

- CSV gần như sở hữu vị thế tiền mặt ròng, và không vay nợ. Lượng tiền và tương đương tiền trong năm 2020 đạt 315 tỷ đồng, trong khi tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn chỉ đạt hơn 100 tỷ đồng.

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ổn định và đạt trung bình trên 200 tỷ đồng/năm.

CSV có kế hoạch di dời nhà máy sang KCN Nhơn Trạch 6. Theo ban lãnh đạo, ước tính sơ bộ tổng mức đầu tư đạt hơn 1,700 tỷ VND, trong đó cơ cấu vốn sẽ gồm 30% vốn CSH, còn lại 70% là vốn vay. Hiện tại dự án mới dừng ở giai đoạn lựa chọn nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi. BSC cho rằng việc di dời nhà máy sẽ tác động kém tích cực lên HĐKD của CSV trong giai đoạn tới, do công ty phải đầu tư xây mới, và chịu thêm chi phí lãi vay.

Cổ tức tiền mặt khó có thể duy trì ở mức cao do công ty sẽ tập trung triển khai nhà máy mới. Mức cổ tức năm 2020 theo kế hoạch chỉ đạt 1500 VND/cổ phiếu, giảm khá nhiều so với giai đoạn 2017-2019.

Tiến độ thoái vốn vẫn còn bỏ ngỏ. Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã có kế hoạch thoái vốn từ 65% xuống còn 51% thông qua hình thức đấu giá. Mặc dù vậy, Việc thoái vốn vẫn chưa được tiến hành. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và theo dõi lộ trình thoái vốn của CSV tại Vinachem trong thời gian tới.

DỰ BÁO KQKD

BSC dự báo DTT và LNST của CSV lần lượt đạt 1,464 tỷ đồng (+9.3% YoY) và 202 tỷ đồng (+11.7% YoY). EPS fw = 4,052 Đồng và P/E =8.0, P/B = 1.5, dựa trên các giả định:. - Sản lượng các sản phẩm hóa chất chủ lực như NaOH, Natri Silicate, hay acid Clohidrid tăng trưởng từ 10-20%. Bên cạnh đó, giá bán Xút và các sản phẩm xử lý nước cũng tăng trung bình 5-15%, tương đương với mức tăng của giá hóa chất tại một số nước như Trung Quốc. - Lượng tiêu thụ các sản phẩm Sulfuric giảm do ảnh hưởng từ việc Ajinomoto thay đổi công nghệ sản xuất, và áp lực cạnh tranh. - Kế hoạch di dời nhà máy chưa được triển khai trong năm 2021.

Nguồn: BSC

×
tvi logo