BMI: Việc thoái vốn là động lực thúc đẩy giá cổ phiếu
• Q2/2021, BMI ghi nhận phí bảo hiểm gốc đạt 1,100 tỷ đồng (+10.3% YoY), phí bảo hiểm thuần đạt 896 tỷ đồng (+7.3% YoY), tỷ lệ giữ lại là 72.2% so với 74.9% của cùng kỳ năm 2020 và tỷ lệ kết hợp 97.8%, tỷ lệ thất thoát là 34.9%. Thu nhập tài chính ròng trong kỳ đạt 41 tỷ đồng (-41% YoY). LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 50 tỷ đồng, ngang bằng với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm, BMI ghi nhận tổng phí bảo hiềm gộp đạt 2,175 tỷ đồng (+6.9% YoY) và LNST đạt 120 tỷ đồng (+31.6% YoY).
• Cho năm 2021, BMI đặt mục tiêu LNTT đạt 277 tỷ đồng (+20% YoY), tổng phí bảo hiểm đạt 5 nghìn tỷ đồng (+9.5% YoY). BMI sẽ chia cổ tức tiền mặt cho năm 2020 ở mức 20% và chia cổ tức cổ phiếu cho năm 2021 cũng ở mức 20%.
• Đối với việc thoái vốn của SCIC tại BMI, hiện tại vẫn chưa có được phê duyệt cuối cùng do những thay đổi trong Luật Chứng khoán. Bên cạnh đó, Nghị định 140 quy định việc thoái vốn tài sản Nhà nước hiện chưa thực sự rõ ràng và là lý do cản trở việc SCIC thoái vốn khỏi BMI. Tuy vậy chúng tôi cho rằng việc SCIC và AXA thoái toàn bộ 67% cổ phần sẽ là yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
• Ở mức giá hiện tại, BMI đang được giao dịch tại P/B dự phóng là 1.6x. Mức Stock Rating của BMI ở mức 82 điểm cho nên chúng tôi đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này, nhưng Sức mạnh giá dưới 80 điểm cho nên các NĐT ngắn hạn chỉ nên xem xét mua với tỷ trọng thấp dưới 5%.
• Đồ thị giá của BMI tăng về gần mức kháng cự ngắn hạn 36.31 với KLGD tăng 55% so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn nâng lên mức TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng về mức tối ưu khi Sức mạnh giá trên 80 điểm.
Nguồn: FSC