Báo cáo phân tích cổ phiếu TNG 04/01/22

Báo cáo phân tích cổ phiếu TNG 04/01/22

Lượt xem: 302
  •  

Sơ lược về doanh nghiệp:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG), tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập năm 1979. Năm 2003, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là Công ty Cổ phần.

Lĩnh vực kinh doanh chính của TNG:

 Sản xuất và mua bán hàng may mặc;  Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc;

 Kinh doanh, phát triển BĐS KCN, BĐS dân dụng;

 Các hoạt động khác theo giấy phép kinh doanh.

Vị thế Doanh nghiệp:

 Là một trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, công ty sở hữu nhiều chi nhánh 15 nhà máy may, 2 nhà máy phụ trợ với 298 chuyền may tính tới hiện tại.

 Năm 2020, các nhà máy TNG vận hành hơn 290 ngày trong năm, số lượng sản phẩm tiêu thụ đạt 69.379.660 sản phẩm, đạt 187% so với thực hiện cùng kỳ năm trước . Sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu tại Mỹ, EU, Canada và Mexico, chiếm khoảng 83% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty

 TNG có tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu trung bình là 23.38%/năm, ước tính xuất khẩu chiếm khoảng 0,13% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước trong năm 2021. Công ty đặt trụ sở chính Tỉnh Thái Nguyên; có 15 nhà máy may xuất khẩu nằm tại địa bàn các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, các nhà máy may phục vụ sản xuất bán hàng trong nước, nhà máy phụ trợ, 01 văn phòng đại diện tại New York – Mỹ và 32 cửa hàng thời trang hoạt động trên phạm vi cả nước.

 TNG hợp tác với nhiều khách hàng lớn như Adidas, G-III (Mỹ), Decathlon (Pháp), IMPERAL (Canada), CHOIS (Hàn Quốc). Những khách hàng truyền thống như: Nike, Mango, Zara, , Jordan, Tom Tailor, C&A, TCP, Mango, Columbia, Carhatt,…

Lịch sử hình thành

 Ngày 22/11/1979: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập;

 Năm 1997: Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái Nguyên;

 Ngày 02/01/2003: Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng;

 Năm 2006: Công ty nâng vốn điều lệ lên 18 tỷ đồng;

 Ngày 18/03/2007: Công ty nâng vốn điều lệ lên 54.3 tỷ đồng;

 Ngày 17/05/2007: Trở thành công ty đại chúng; Ngày 28/08/2007: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG;

 Ngày 22/11/2007: Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn HNX;

 Ngày 27/07/2017: Tăng vốn điều lệ lên 411.17 tỷ đồng;

 Tháng 12/2018: Tăng vốn điều lệ lên 493.40 tỷ đồng;

 Ngày 09/01/2020: Tăng vốn điều lệ lên 652.11 tỷ đồng;

 Ngày 11/08/2020: Tăng vốn điều lệ lên 704,27 tỷ đồng. Ngày 30/09/2020: Tăng vốn điều lệ lên 739,96 tỷ đồng;

 Ngày 13/08/2021: Tăng vốn điều lệ lên 795,36 tỷ đồng;

 Ngày 27/10/2021:Tăng vốn điều lệ lên 858,98 tỷ đồng.

Các dự án và nhà máy:

 Nhà máy:

Các dự án mới đang thực hiện:

 Dự án nhà máy phụ trợ TNG sông Công;

 Dự án cụm KCN Sơn Cẩm 1;

 TNG Village.

Triển vọng Doanh nghiệp:

 TNG nằm trong top 10 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện của ngành May Việt Nam. Đang chiếm những lợi thế lớn trong toàn ngành, sở hữu các hợp đồng gia công quốc tế cho các nhãn hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike, Zara, Decathlon,... hướng đến bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới nhằm gia tăng lợi nhuận. Tận dụng thế mạnh, khai thác và củng cố vị thế của mình đối với thị trường thời trang trong nước. Thiết lập quan hệ đối tác lâu dài với các nhãn hiệu nổi tiếng, gia tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp thuộc top các doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu dệt may lớn nhất trên sàn chứng khoán, đứng cùng với MSH và VCG

 Hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do CP-TPP, EVFTA  Quỹ đất có vị trí địa lý đẹp nên có thể hưởng lợi từ các chính sách đầu tư công, đón đầu dòng vốn FDI vào miền Bắc

 Chủ động trong sản xuất, bước đầu xây dựng chuỗi cung ứng giúp khách hàng có sẵn nguồn cung, không phải đặt nguyên vặt liệu từ các nhà sản xuất khác

 Sở hữu hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại, được đầu tư thường xuyên, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng sản xuất sản phẩm.

Cập nhật kết quả kinh doanh 11T năm 2021

 Sau 11 tháng của năm 2021 TNG có tổng doanh thu luỹ kế đạt 4,977 tỷ đồng hoàn thành 104% kế hoạch năm (+18% svck) và cũng chỉ sau 10 tháng TNG cũng đã hoàn thành 110% kế hoạch năm, tăng trưởng 32% svck. Luỹ kế LNST 11 tháng đạt 213.92 Tỷ tăng 38% svck và hoàn thành 122% kế hoạch năm. Kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng bất chấp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong suốt giai đoạn Q2-Q3 năm 2021 do địa bàn và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp không ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố dịch bệnh.

 Chính phủ Việt Nam đã phải áp dụng các chính sách mạnh mẽ về giãn các xã hội các tỉnh khu vực miền Nam trong Q3 để đẩy mạnh quá trình tiêm phòng cho người dân và giải toả áp lực cho hệ thống y tế gặp quá tải tại thời điểm đó. Vì vậy hàng hoá lưu thông trong nền kinh tế bị đình trệ, các phương thức vận chuyển của các doanh nghiệp cũng trở nên khó khăn hơn, TNG may mắn không bị ảnh hưởng tiêu cực thậm chí các đơn hàng có xu hướng dịch chuyển từ miền Nam để đặt các đơn hàng với TNG. Ngoài ra tệp khách hàng của TNG chủ yếu đến từ châu Mỹ (Mỹ, Canada), EU (Pháp, Đức, Nga, Hà Lan,…) các nước này đã dỡ bỏ đa số lệnh phong tỏa đi kèm với việc chính phủ các nước đã xem dịch bệnh là vấn đề không thể tránh khỏi nên đã bình thường hóa các hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy TNG đã giữ được đà tăng trưởng trong giai đoạn đại dịch diễn biến phức tạp tại Việt Nam.

 Hiện tại, đối với các đơn hàng xuất khẩu, TNG bán hàng theo điều kiện FOB do vậy giá cước container và giá cước vận chuyển hàng xuất không ảnh hưởng nhiều đến giá bán của TNG. Đối với hàng nhập mua nguyên phụ liệu, tình trạng giá cước vận tải và giá container tăng cao so với 2020 giao động từ 140-150%, tổng số lượng hàng nhập nguyên phụ liệu và số lượng nhập hàng container nhiều tuy nhiên hàng năm TNG đã đấu thầu và chốt các hãng vận tải, cước biển cũng như các chi phí khai thác thay vì để cơ chế thả nổi do vậy TNG vẫn đang kiểm soát tốt chi phí đầu vào để tránh ảnh hưởng đến biên lợi nhuận

 Việt Nam và các quốc gia trên toàn thế giới đã tổ chức tiêm phòng cho đại đa số người dân, các quốc gia có các đơn hàng lớn từ TNG có tỷ lệ tiêm chung cao, các nước như Mỹ và các quốc gia thuộc lãnh thổ EU người dân đã được tiêm phòng mũi tăng cường thứ 3. Chính vì lí do này cũng đã tháo bỏ nhiều rào cản ở các lĩnh vực vận chuyển từ đó tạo chất xúc tác để hệ thống lưu thông hàng hoá được thuận lợi hơn trước thời điểm Chính phủ các nước đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng vaccine COVID-19.

 Các yếu tố vĩ mô về các hiệp định thương mại tự do CP-TPP, EV-FTA cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của TNG đi kèm với đó là sự dịch chuyển các đơn hàng từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp với ngành dệt may Việt Nam là Trung Quốc, Ấn Độ (căng thẳng Mỹ-Trung vẫn chưa tới hồi kết) cũng tạo nên một động lực mới cho doanh nghiệp.

Các khách hàng lớn của TNG:

 Công ty The Children’s Place., Ltd

 Công ty Sportmaster., Ltd

 Công ty Asmara International Limited

 Công ty Canda International GMBH & Co OHG

 Công ty The Haddad Apparel Group., Ltd

 Các khách hàng khác

Nguồn: FNS 

×
tvi logo