Báo cáo lần đầu cổ phiếu CNG 1/11/21

Báo cáo lần đầu cổ phiếu CNG 1/11/21

Lượt xem: 148
  •  

Luận điểm đầu tư

- Giá dầu vượt mốc $80 quý 4/2021, tăng 131% YTM, trong khi giá khí tăng gấp đôi kể từ đầu năm, giúp giá bán khí của CNG tăng. Nhu cầu khí cho nhóm ngành vật liệu xây dựng tăng cao do yêu cầu giải ngân vốn đầu tư công đẩy mạnh vào cuối năm 2021, dẫn đến doanh thu tăng 5% năm 2021F.

- Công suất các trạm nén khí được đảm bảo (330 triệu Sm3/năm), phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ khí mở rộng ở khu vực phía Bắc

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH: THEO DÕI

- Vùng giá giao dịch hiện tại: 35,050 – 35,100 VNĐ/cổ phiếu.

- Vùng giá dự báo: 37,900 – 38,000 VNĐ/cổ phiếu.

- Thời gian nắm giữ: > 12 tháng

- Lợi nhuận dự kiến: + 8.2%

Cung cầu ngành khí Việt Nam:

- Ngành công nghiệp khí Việt Nam đang ở giai đoạn non trẻ. Về cung và cầu của ngành công nghiệp khí trong nước, giai đoạn 2011 – 2020, nguồn cung hàng năm dao động khoảng 10 – 11 tỷ m3 khí. CTS dự báo trong vòng hai năm tới 2021 – 2022, cung và cầu của Việt Nam không có gì thay đổi. Nhưng sang đến năm 2023, Việt Nam sẽ đón dòng khí đầu tiên về bờ từ dự án Sư Tử Trắng 2B dự kiến hoàn thành vào quý 3, 2024 nâng tổng sản lượng khai thác khí lên đến 12,5 tỷ m3, trong đó Bể Cửu Long chiếm 2,7 tỷ m3.

- CTS tin rằng dự án Sư Tử Trắng sẽ hoàn thành đúng tiến độ do đã có nền tảng từ dự án Sư Tử Trắng 2A. Về nguồn cung, CTS nhận định trữ lượng gia tăng dầu khí hàng năm không đủ bù đắp sản lượng đã khai thác. Hàng năm, PV GAS tiêu thụ trung bình 9,3 tỷ m3 khí khô. Như vậy, cho đến trước khi dự án Sư Tử Trắng 2B chính thức vận hành, nguồn cung khí chỉ đủ nguồn cầu khí. Hầu hết, lượng khí khai thác này để phục vụ cho sản xuất điện. Như CTS dự báo ở Báo Cáo Ngành Năng Lượng Tái Tạo, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam tăng trưởng nhanh nhờ yếu tố tang trưởng của nền kinh tế và nhân khẩu học. Sản lượng điện thương phẩm 2019 đạt 209,8 tỷ kWh gấp 2,5 lần so với sản lượng 2010, tốc độ tang trưởng kép hàng năm đạt 10,5%. Do vậy, CTS dự báo lần đầu tiên Việt Nam sẽ có tình trạng dư cung khí, tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn.

- Về cơ cấu tiêu thụ khí, CTS nhận định với chủ trương lấy điện khí làm trọng tâm trong tương lai, và nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Việt Nam tăng lên do Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng thế giới khi nhiều hãng sản xuất đã dịch chuyển nhà máy sản xuất về Việt Nam, cơ cấu nhu cầu tiêu thụ khí sẽ còn ở mức tỷ trọng 77% cho ngành điện, 19% cho ngành đạm và 4% cho các ngành công nghiệp khác.

- CTS cho rằng chỉ số này lần lượt sẽ là 84%, 9%, và 7%. Trữ lượng khí đồng hành ở các mỏ khí hiện tại đang sụt giảm. Tuy nhiên, với việc phát hiện ra mỏ Lô B – Ô Môn, Cá Voi Xanh và Kèn Bầu, trữ lượng khí của Việt Nam được nâng từ 150 tỷ m3 lên hơn 710 tỷ m3, tầm nhìn đến năm 2035. CTS nhận định các dự án này rất tiềm năng nhưng lại khó thực hiện được theo đúng kế hoạch.

- CTS cũng cho rằng, ở khía cạnh truyền thông, việc nhập khẩu khí LNG là giải pháp xanh cho nhu cầu nhiệt điện khí tăng cao, đồng thời sự sụt giảm ở các mở khí trong nước. Tuy nhiên, việc nhập khẩu khí LNG gặp một vài rủi ro quan trọng. Thứ nhất, giá bán điện chạy từ khí sẽ cao hơn rất nhiều so với giá điện hiện nay mà vốn đầu tư cho LNG rất lớn. Do vậy, nguy cơ phá sản tương đối lớn nếu không có ngay các chính sách đồng bộ (hỗ trợ giá bán điện sản xuất từ khí LNG). Thứ hai, các dự án chiến lược Lô B – Ô Môn, Cá Voi Xanh đến nay vẫn chưa đàm phán xong hợp đồng bán điện (PPA). Vì giá khí LNG thế giới biến động và Việt Nam đến nay vẫn chưa thông qua cơ chế giá FIT điện từ khí. Mặt khác, cơ chế giá FIT điện cho nguồn năng lượng tái tạo đang dần hết hiệu lực, kéo theo những khó khăn cho điện khí. Thứ ba, CTS khuyến nghị nhà đầu tư thật sự thận trọng khi tham gia vào các dự án khí LNG vì đây là một dự án dài hơi và phức tạp với rất nhiều giai đoạn liên quan, nhiều rủi ro đi kèm. Trên thực tế, dự án điện khí khó thực hiện hơn điện than, mất nhiều nguồn lực tài chính hơn và không đảm bảo đầu ra. Do vậy, những dự án này thường chậm tiến độ triền miên, con số có thể lên đến chục năm.

CTS uớc tính doanh thu – lợi nhuận năm 2021 của CNG:

- Sản lượng tiêu thụ khí của CNG tiêu thụ tăng +8% tương đương với mức tăng +19 triệu Sm3 năm 2021F so với 2020, nhờ vào giá bán khí tăng và nhu cầu khí của nhóm vật liệu xây dựng tăng. Những năm tiếp theo 2022F-2023F sản lượng tiêu thụ tăng trung bình khoảng +5%. Cũng với những điều kiện tăng trưởng trên, CTS cũng ước tính sản lượng tiêu thụ khí của CNG sẽ tăng thêm 12 triệu Sm3 khí vào năm 2023 (bao gồm cả khu vực miền Bắc).

- Giá bán khí tăng nhẹ, tuy nhiên khá tương đồng với giá bán khí của 3 năm trước đó.

RỦI RO

- Giá dầu, giá khí và tỷ giá hối đoái biến động thất thường dẫn đến doanh thu tăng không ổn định.

- Khả năng mở rộng mạng lưới khách hang của CNG gặp nhiều thách thức. CNG có thể cân nhắc đến việc giảm giá bán khí trong nước để tăng lợi thế cạnh tranh.

- Bên cạnh đó, sự trở lại của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại các tỉnh, thành phố lớn đã khiến các công trình xây dựng tạm ngừng thi công dẫn đến việc tiêu thụ khí gặp nhiều khó khăn.

Nguồn: CTS

×
tvi logo