ACB: Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong năm 2022
Kết quả kinh doanh Q4/2021 cho thấy sự phục hồi, trong đó tăng trưởng tín dụng và thu nhập phí phục hồi lần lượt là 7,6% (+16,2% so với đầu năm) và +17,5% so với quý trước (+84,1% so với cùng kỳ). Do đó, chúng tôi lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu ACB, tuy nhiên, giá mục tiêu 1 năm được chiều chỉnh nhẹ lên 42.100 đồng (từ 41.750 đồng). Mặc dù tổng dư nợ kéo theo của các khoản vay tái cơ cấu tăng 27% so với quý trước lên 17 nghìn tỷ đồng (~ 4,7% tổng dư nợ), ACB đã trích lập hoàn toàn cho các khoản này trong năm 2021 – giúp dư địa tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2022 khả quan hơn.
Trong năm 2022, chúng tôi ước tính ACB sẽ đạt 14,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+24% so với cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 16% và 7%, NIM nới rộng 14 bps và chi phí tín dụng ở mức thấp hơn là 0,75%. Về dài hạn, chúng tôi kỳ vọng việc ACB tích cực đẩy mạnh số hóa, mở rộng thêm phân khúc khách hàng chiến lược mới và mở rộng ra các thành phố ở miền Bắc cũng sẽ mang lại kết quả.
Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cao hơn dự kiến; kinh tế phục hồi chậm hơn kỳ vọng; và dự phòng trái phiếu chính phủ trong trường hợp lãi suất trái phiếu chính phủ tăng.
Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị: Lãi dự thu theo dõi ngoại bảng có thể được ghi nhận trong Báo cáo KQKD nếu nợ tái cơ cấu hồi phục tốt, điều này có thể khiến NIM cao hơn 15 bps so với ước tính hiện tại.
Kết quả kinh doanh Q4/2021
Tập trung cải thiện chi phí vốn để chuẩn bị cho tăng trưởng trong tương lai. Trong năm 2021, ACB đã tích cực phát hành trái phiếu trung hạn với kỳ hạn 2-3 năm. Ngân hàng cũng mua lại trái phiếu đã phát hành trước đó với lãi suất coupon cao hơn. Với những động thái đó, giấy tờ có giá tăng ròng +39% so với cùng kỳ. Lãi suất bình quân tính trên danh mục giấy tờ có giá giảm từ 6,6% trong Q1/2021 xuống 4,9% trong Q4/2021. Theo quan điểm của chúng tôi, sự chuẩn bị này có thể giúp ACB duy trì NIM ổn định trong năm 2022 bất chấp sự đảo chiều cả xu hướng lãi suất. Ngoài ra, tiến độ cải thiện CASA cũng duy trì tốt trong vài quý vừa qua với tỷ lệ CASA tăng lên 25,5% cuối năm 2021 (so với 21,6% cuối năm 2020). Chi phí vốn trung bình của ACB trong Q4/2021 giảm thêm -31 bps so với quý trước xuống 3,31%.
Các phân khúc khách hàng chiến lược tiếp tục là động lực tăng trưởng cho vay chính (+16,2% so với cùng kỳ). Cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng lần lượt +19% và +15% so với cùng kỳ, khiến cơ cấu cho vay có sự thay đổi nhẹ, trong đó các khoản cho vay cá nhân trên tổng dư nợ tăng lên mức 63,0% từ 61,3% trong năm 2020. Hiện tại, khoảng một nửa dư nợ cho vay bán lẻ đến từ các hộ kinh doanh thường là chủ doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng tư nhân... Đây cũng là phân khúc khách hàng truyền thống của ACB. Cho vay mua nhà chiếm khoảng 31% dư nợ cho vay bán lẻ, hay 20% tổng dư nợ cho vay. Trước đây ngân hàng chưa tham gia vào thị trường cho vay mua ô tô nhưng có thể cân nhắc triển khai phân khúc này để tận dụng thêm cơ hội tăng trưởng trong tương lai. NIM cải thiện +36 bps lên 4,02% trong năm 2021, chủ yếu nhờ sự mở rộng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2021.
NIM tính riêng trong Q4/2021, ngược lại, đi ngang so với quý trước và giảm -32 bps so với cùng kỳ. Điều này một phần đến từ phần lãi dự thu liên quan đến nợ tái cơ cấu (~ 250 tỷ đồng trong Q4/2021) đang được ghi nhận ngoại bảng. Theo ước tính của chúng tôi, lãi dự thu ngoại bảng đạt khoảng 800 tỷ đồng trong cả năm 2021. Ngoài ra còn có một khoản chi phí liên quan đến việc mua lại các trái phiếu có lợi suất cao trước đó, được ghi nhận vào chi phí lãi vay trong Q4/2021. Nếu không có những tác động như vậy, NIM trong Q4/2021 chỉ giảm -5 bps so với cùng kỳ.
Các dịch vụ thu phí cần được đa dạng hóa tốt hơn theo quan điểm của chúng tôi. Năm 2021, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ thu phí đạt 2,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng thu nhập hoạt động, thấp hơn một chút so với mức bình quân 12,6% của các ngân hàng cùng ngành. Cơ cấu doanh thu phí chủ yếu dựa vào hoạt động bancassurance (chiếm 50% doanh thu phí). Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm đầu tiên (FYP) trong năm 2021 là 1,25 nghìn tỷ đồng và FYP kế hoạch trong năm 2022 là 1,8 nghìn tỷ đồng (+44% so với cùng kỳ). Phí dịch vụ quản lý tài khoản, kinh doanh thẻ và chuyển tiền kiều hối lần lượt chiếm 23%, 15% và 10% tổng doanh thu phí. Mặc dù hoạt động bancassurance có thể đảm bảo tăng trưởng mạnh mẽ trong ngắn hạn và trung hạn, chúng tôi ưa thích cơ cấu thu nhập phí đa dạng hơn để đạt tăng trưởng bền vững trong dài hạn. ACB cũng đã chú ý đến điều này và lên kế hoạch đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, ngân hàng ưu tiên (privileged banking) và dự kiến triển khai nhiều sáng kiến khác trong năm 2022. ACB có kế hoạch ra mắt một ngân hàng số (digital subbrand) trong Q1/2022. Đồng thời, ngân hàng sẽ triển khai thành lập các điểm dịch vụ kinh doanh tại các khu công nghiệp để phục vụ nhu cầu của một nhóm khách hàng lớn hơn.
Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đang được kiểm soát. Do phần lớn hoạt động kinh doanh tập trung tại TP. HCM và các thành phố ở miền Nam, ACB bị ảnh hưởng tiêu cực trong Q3/2021. Tuy nhiên, ngân hàng đã có sự phục hồi với số dư nợ Nhóm 2 và nợ xấu lần lượt giảm -22% và -1% so với quý trước. Tỷ lệ nợ xấu và nợ Nhóm 2 lần lượt là 0,52% và 0,77% tại thời điểm cuối năm. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu tiếp tục được cải thiện lên 209%.
Tuy nhiên, tổng dư nợ kéo theo của các khoản cho vay tái cơ cấu theo Thông tư 03, 14 đã tăng +26,7% so với quý trước lên 17 nghìn tỷ đồng (~ 4,7% tổng dư nợ), trong đó 58% đến từ các khoản cho vay cá nhân và 36% từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cần lưu ý rằng con số này (khoản vay tái cơ cấu theo ID khách hàng) không thể so sánh với con số được công bố tại các ngân hàng khác (khoản vay tái cơ cấu theo tài khoản). Các khoản vay này có tổng giá trị tài sản đảm bảo là 30,5 nghìn tỷ đồng và đã được trích lập dự phòng 2,3 nghìn tỷ đồng. Vì phần lớn dư nợ cho vay bị ảnh hưởng bởi Covid đến từ các khách hàng bán lẻ, chúng tôi cho rằng tỷ lệ hồi phục của toàn bộ danh mục tái cơ cấu sẽ ở mức tương đối tốt.
Theo ACB, tỷ lệ nợ xấu và các khoản vay tái cơ cấu có thể chuyển thành nợ xấu là khoảng 3% vào cuối năm 2021 và có thể giảm xuống 2% trong thời gian tới. Có nghĩa là khoảng 8 nghìn tỷ đồng (~ 2,2% tổng dư nợ cho vay) trong số tổng dư nợ cơ cấu (kéo theo) có thể trở thành nợ xấu theo ước tính của ACB. Do ACB là một ngân hàng có quan điểm cẩn trọng về quản trị rủi ro cũng như thường đưa ra những ước tính khá thận trọng, chúng tôi tin rằng chất lượng tín dụng thực sự có thể tốt hơn một chút so với ước tính trên đây của ngân hàng.
Những điểm chính về chiến lược kinh doanh 2022-2025. Ông Từ Tiến Phát đã được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành mới của ngân hàng cho nhiệm kỳ 2022-2025. Trước đây ông phụ trách khối ngân hàng bán lẻ tại ACB, chúng tôi tin rằng việc bổ nhiệm này phù hợp với định hướng phát triển chung của ngân hàng. Ông Phát đã nhấn mạnh về lộ trình ngân hàng số, cũng như chiến lược của ACB đối với các phân khúc khách hàng khác nhau. Dưới đây là một số điểm chính: Retail banking: ACB targets to be within the Top 3 in retail lending.
Retail banking segmentation still focuses on five key areas (affluent, entrepreneur, retirees, urban professional, and urban millennials). However, the bank is accelerating client acquisition this year. The balance between quantity and quality of new clients should remain. The target number of individuals for 2022 is 6 mn, with newly acquired clients at three products/customer. Amongst 1.5 mn new clients, between 600-800 are expected to be acquired through the digital banking vector.
Ngân hàng bán lẻ: ACB đặt mục tiêu nằm trong Top 3 ngân hàng cho vay bán lẻ. Khách hàng mục tiêu của ngân hàng bán lẻ vẫn tập trung vào 5 phân khúc chính (khách hàng có thu nhập cao, doanh nhân, cán bộ về hưu, tri thức thu nhập cao ở thành thị và thế hệ trẻ (Gen Y) tại đô thị). Tuy nhiên, ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc thu hút thêm khách hàng mới trong năm nay. Sự cân bằng giữa số lượng và chất lượng của khách hàng mới vẫn sẽ tiếp tục được ưu tiên và duy trì. Số lượng khách hàng cá nhân mục tiêu trong năm 2022 là 6 triệu khách, với số lượng sản phẩm bình quâ mà mỗi khách hàng sử dụng là 3 sản phẩm. Trong số 1,5 triệu khách hàng mới, dự kiến sẽ có khoảng 600-800 khách hàng mới từ kênh ngân hàng số.
Ngân hàng doanh nghiệp: Ngoài các khách hàng doanh nghiệp lớn, có các nhóm mục tiêu khác bao gồm:
• Doanh nghiệp SMEs được hình thành từ các hộ kinh doanh gia đình hiện tại. Cả nước hiện có 5 triệu hộ kinh doanh và một phần trong số đó có thể trở thành doanh nghiệp chính thức trong những năm tới;
• Doanh nghiệp SMEs do các bạn trẻ thế hệ Y, Z làm chủ;
• Doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp (KCN). Hiện tại, có 378 KCN trên toàn quốc. Theo kế hoạch của chính phủ, con số này có thể tăng gấp 5 lần cho đến năm 2030, tạo cơ hội lớn cho tăng trưởng dài hạn. ACB sẽ thiết lập các điểm dịch vụ kinh doanh/ki-ốt số tại các KCN trong năm 2022. Theo quan sát của chúng tôi, sự hiện diện của các ngân hàng quốc doanh khá phổ biến tại các KCN phục vụ việc rút tiền, chuyển tiền, gửi tiền… cho công nhân. Các ngân hàng này gần đây cũng đã miễn phí đối với dịch vụ chuyển khoản, tạo ra một sự thuận tiện hơn nhất định cho người sử dụng. Do đó, chúng tôi cho rằng sự cạnh tranh cũng sẽ khá gay gắt và ACB có thể phải cạnh tranh cả về giá cũng như trải nghiệm khách hàng vượt trội.
Đối với cả ngân hàng bán lẻ và ngân hàng doanh nghiệp, ACB sẽ thúc đẩy chuyển đổi số, với trọng tâm là thiết kế lại toàn bộ trải nghiệm của khách hàng. Ngân sách đầu tư cho CNTT trong giai đoạn 2022-2024 sẽ khoảng 2,0 - 2,5 nghìn tỷ đồng.
Ước tính lợi nhuận và quan điểm đầu tư
Do hầu hết các chỉ số chính trong năm 2021 vẫn phù hợp với ước tính trước đó của chúng tôi, dự báo LNTT năm 2022 gần như không thay đổi ở mức 14,8 nghìn tỷ đồng (từ 14,7 nghìn tỷ đồng). Số liệu của chúng tôi chưa tính đến bất kỳ khoản hoàn nhập dự phòng nào có thể xảy ra, cũng như việc các khoản dự thu đang theo dõi ngoại bảng có thể được ghi nhận tại Báo cáo KQKD. Mức tăng trưởng LNTT 24% đến từ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 16% và 7%, NIM mở rộng 14 bps và chi phí tín dụng giảm về mức 0,75% (so với 1% trong năm 2021 và 0,29% trong năm 2018 -2020).
Với mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định và ROE là 23,4% trong năm tới, chúng tôi lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu ACB với giá mục tiêu 1 năm là 42.100 đồng (từ 41.750 đồng).
Nguồn: SSI